Chuối rừng và những món ẩm thực độc đáo

0:00 / 0:00
0:00
Cây chuối được đồng bào bản địa chế biến thành nhiều món ăn
Cây chuối được đồng bào bản địa chế biến thành nhiều món ăn
TP - Tây Nguyên cuốn hút với những món ngon mang hương vị rất riêng của núi rừng. Món ăn chế biến từ cây chuối rừng trở thành ẩm thực độc đáo trong đời sống của đồng bào bản địa nơi đây.

Bên bếp lửa trong ngôi nhà sàn truyền thống của người Êđê, chị H’Phia (huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk) tỉ mẩn tách từng bẹ cây chuối xanh đến khi chỉ còn cái lõi be bé bên trong. Chị cho hay, lõi này dùng làm gỏi trộn với thịt gà - món ăn khiến ai một lần thử qua đều nhớ mãi.

Đôi tay chị cứ thoăn thoắt xắt thành từng khoanh tròn, cho vào chậu nước sạch đã được vắt chanh ngâm, sau đó vớt ra để ráo băm nhỏ. Xong đoạn, chị H’Phia lấy một chén gia vị gồm chanh, đường, muối, ớt, tỏi giã nhuyễn; thịt gà xé nhỏ đổ vào trộn đều. Chị xúc một thìa cho chúng tôi nếm thử cảm nhận vị mềm thơm của thịt gà hòa quyện vị giòn, ngọt và chát của lõi gốc chuối non cùng vị cay xè của ớt.

Theo già Ama Tuê (huyện Krông Búk), trong các ngày lễ của buôn làng, món gỏi này rất được ưa thích. Hiện nay, món gỏi gà lõi chuối có mặt hầu hết ở các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Là món ăn dân dã dễ làm nhưng được đồng bào Tây Nguyên tạo nên hương vị đặc trưng bằng những bí quyết riêng.

Cũng như đồng bào Êđê, người M’nông xem cây chuối rừng là một nguyên liệu quý. Ông Y Quyết Liêng (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông) cho biết, từ xưa khi đi rừng, người M’nông muốn nghỉ chân sẽ tìm tới những khu vực có nhiều chuối rừng. Họ lấy phần thân chuối ăn giải khát. Lõi chuối có thể thái mỏng chấm với muối ớt xanh. Đặc biệt, món lõi chuối rừng nấu với cá niên là món ăn truyền thống, từ trẻ tới già ưa thích. Còn bắp chuối được nấu canh với thịt và cá suối.

Người M’nông tận dụng vỏ quả chuối rừng sau khi chín chế biến thành một món ăn độc đáo gọi là tro vỏ chuối rừng. Vỏ chuối chín được rửa sạch, phơi khô. Sau đó đem đốt thành tro, ngâm nước một đêm rồi lọc kĩ qua màng lọc. Nước sau khi lọc dùng trộn chung với bột gạo ngâm để qua đêm… khi nấu có thể cho thêm thịt gà, lá bép già, tép khô. Món ăn có độ sánh dẻo, thơm ngon, bổ dưỡng.

“Hiện nay, các món ăn từ cây chuối rừng có mặt trên thực đơn của nhiều điểm du lịch ở Tây Nguyên. Với đồng bào bản địa, cây chuối rừng trở thành sợi dây kết nối giữa con người với thần linh. Trong nhiều nghi lễ cúng thần linh, lễ vật từ thân cây chuối được tạo hình, thành các đồ vật, con vật dâng cúng”, ông Y Quyết Liêng (huyện Krông Bông) cho biết thêm.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...