Chợ tình Phong Lưu ở Cao Bằng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tối 9/9, tại sân vận động huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng diễn ra khai mạc “Tuần lễ Văn hóa - chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc năm 2022”.

Hàng ngàn người trong và ngoài tỉnh tới tham dự, trong đó có những địa phương lân cận của huyện Bảo Lạc như: Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Bảo Lâm, Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng), Na Hang (Tuyên Quang), Pác Nặm (Bắc Kạn), Mèo Vạc (Hà Giang).

Chợ tình Phong Lưu ở Cao Bằng ảnh 1

Chương trình văn nghệ tái hiện cuộc sống, sinh hoạt, lao động của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng -Ảnh: TL

Chợ tình Phong Lưu ở Cao Bằng ảnh 2

Trao cờ lưu niệm cho 19 đoàn tham dự Tuần lễ văn hóa- chợ tình Phong Lưu huyện Bảo Lạc 2022 -Ảnh: TL

Tuần lễ Văn hóa - chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc năm 2022 được tổ chức từ ngày 7 - 10/9 (tức ngày 12 - 15/8 âm lịch), gồm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc như giới thiệu không gian văn hóa các dân tộc cùng sản phẩm nông nghiệp, đặc sản, sản phẩm du lịch. Trưng bày ảnh tại cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật "Bảo Lạc - đất nước - con người" năm 2021; Thi hát dân ca giao duyên và trình diễn trang phục dân tộc; tái hiện nghề truyền thống. Bên cạnh đó, diễn ra các trận thi đấu bóng chuyền nam, nữ và thi đấu các môn thể thao truyền thống. Nhiều trò chơi dân gian như: cà kheo, "lảy cỏ", nhảy bao, ném ngô vào gùi…thu hút sự tham gia của đồng bào các dân tộc địa phương.

Ấn tượng và cuốn hút người xem là chương trình "Đêm hội chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc"; hoạt động phục dựng "Đêm áp phiên chợ tình Phong lưu" (tiếng dân tộc địa phương là “Háng Toán”, “Háng Phúng Lìu”,). Đây là phiên chợ truyền thống lâu đời của nhân dân các dân tộc huyện Bảo Lạc. Tại đây, diễn xướng lại việc chàng trai, cô gái tìm nhau, làm quen, hẹn hò, bén duyên. Họ gặp mặt, tặng quà cho nhau và nói lời hẹn ước. Phiên chợ thường diễn ra từ chiều hôm trước (áp phiên) và hết ngày hôm sau với các hoạt động hát đối đáp của dân tộc Sán Chỉ, tìm bạn đời của dân tộc Tày, Nùng; tục "trao khăn" của dân tộc Dao Đỏ; tục tìm bạn tình của dân tộc Lô Lô; múa khèn, kèn lá, hát đối đáp của dân tộc Mông.

Thông qua Tuần lễ Văn hóa - chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc năm 2022 nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu văn hóa truyền thống đặc sắc, độc đáo, tiềm năng du lịch của Bảo Lạc. Là cơ hội để quần chúng nhân dân có dịp trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa vừa tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc vùng miền trên quê hương cách mạng Cao Bằng.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.