Chiêm ngưỡng bộ đàn đá nghìn năm tuổi của người Raglai

0:00 / 0:00
0:00
Chiêm ngưỡng bộ đàn đá nghìn năm tuổi của người Raglai
TPO - Huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa là nơi phát hiện bộ đàn đá (thạch cầm) quý giá, có tuổi đời hơn 2.000 năm. Bộ đàn đã trở thành biểu tượng văn hóa của đồng bào Raglai nơi đây.
Chiêm ngưỡng bộ đàn đá nghìn năm tuổi của người Raglai ảnh 1
Ông Nguyễn Quốc Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn dẫn chúng tôi ghé thăm Di tích khảo cổ học Dốc Gạo, nơi phát hiện những thanh đàn đá có niên đại hàng nghìn năm. Tại đây có một bia đá, trên đề dòng chữ: “Tại thôn Dốc Gạo, thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn, năm 1977, ông Bo Bo Ren, người dân tộc Raglai phát hiện 12 thanh đá với kích thước, hình dáng khác nhau, có thể phát ra âm thanh khác nhau…”.
Chiêm ngưỡng bộ đàn đá nghìn năm tuổi của người Raglai ảnh 2
Anh Bo Bo Hùng, cán bộ của Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Khánh Sơn đang biểu diễn trên đàn đá. Đôi tay anh thoăn thoắt gõ búa lên những thanh đàn đá như thả từng giọt thanh thánh thót; lúc như tiếng suối chảy, có lúc rộn vang như tiếng mưa rừng…
Chiêm ngưỡng bộ đàn đá nghìn năm tuổi của người Raglai ảnh 3
Hiện nay, thế hệ trẻ cũng biết đến, yêu quý đàn đá và bắt đầu tìm tòi học hỏi. Vì thế, huyện Khánh Sơn đã mở lớp học chơi đàn đá. Hiện có hơn 60 người theo học, trong đó chủ yếu thanh niên. Nhiều em đã đánh đàn thuần thục như Tô Ngọc Minh ở xã Xuân Hiệp, Bo Bo Thị Trang ở thị trấn Tô Hạp…
Chiêm ngưỡng bộ đàn đá nghìn năm tuổi của người Raglai ảnh 4
Căn cứ vào những hiện vật tìm thấy, các nhà khảo cổ học đã kết luận bộ đàn đá phát hiện ở Dốc Gạo có niên đại từ 2.000 đến 5.000 năm. Năm 1979, Việt Nam chính thức công bố với thế giới về việc phát hiện bộ đàn đá Khánh Sơn, loại nhạc cụ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Chiêm ngưỡng bộ đàn đá nghìn năm tuổi của người Raglai ảnh 5

Đàn đá cổ được phát hiện tại Dốc Gạo được làm bằng các phiến đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Phiến đá dài, to, dày có âm thanh trầm; phiến đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh và trong.

Chiêm ngưỡng bộ đàn đá nghìn năm tuổi của người Raglai ảnh 6
Tô Ngọc Minh (trong ảnh) ở xã Xuân Hiệp phấn khởi nói rằng, mình may mắn được biết, được tìm hiểu đàn đá và được truyền thụ cách chơi đàn đá rất bài bản. “Em sẽ học thật tốt để góp phần phát triển du lịch địa phương, lưu truyền văn hóa dân tộc Raglai cho thế hệ sau”, Minh cho hay.
Chiêm ngưỡng bộ đàn đá nghìn năm tuổi của người Raglai ảnh 7
Hiện nay, nhiều bộ đàn đá mới đã được chế tác. Đá được chọn để làm đàn đá Khánh Sơn phải là loại đặc biệt, khác hẳn so với các nơi khác. Đó là loại đá hình thành từ quá trình phun trào của núi lửa (đá rhyolit), thường chỉ có ở vùng Khánh Sơn hay Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa).
Chiêm ngưỡng bộ đàn đá nghìn năm tuổi của người Raglai ảnh 8
Người Raglai coi tiếng đàn đá là phương tiện kết nối cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất, thần linh, giữa hiện tại với quá khứ. Vậy nên, trong các lễ, hội của người Raglai như lễ bỏ mả, lễ ăn mừng lúa mới hay những dịp hội vui của buôn làng… đều có tiếng đàn đá. Đàn đá còn đi khắp nương rẫy để đuổi muông thú, bảo vệ mùa màng.
Chiêm ngưỡng bộ đàn đá nghìn năm tuổi của người Raglai ảnh 9

Đàn đá được trưng bày tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).

Để bảo tồn nét văn hóa truyền thống của người Raglai, huyện Khánh Sơn đã phục dựng 10 bộ đàn đá và giao cho các xã quản lý. Đồng thời, huyện, xã mở các lớp đào tạo thế hệ trẻ để duy trì, trao truyền cho thế hệ sau. Trong các lễ hội, huyện đã tổ chức giao lưu và quảng bá đàn đá đến các địa phương để thu hút du lịch…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.