Châu chấu rang lá chanh

0:00 / 0:00
0:00
TP - Có dịp qua vùng Tây Bắc đi dọc theo đường 6 từ Hoà Bình lên Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, nghỉ lại trong các bản Thái, bạn sẽ được thưởng thức các món ăn dân dã nhưng độc đáo của đồng bào. Một trong những món ăn đáng nhớ là Châu chấu rang lá chanh.

Châu chấu thuộc lớp sâu bọ, ăn lá (tên khoa học là Caelifera thuộc bộ Cánh thẳng). Ở nước ta, trong tiếng Việt, loài phổ biến nhất là châu chấu và cào cào. Tùy theo hình dáng phần đầu bằng hay nhọn, một số vùng gọi loài đầu bằng là châu chấu và các loài đầu nhọn là cào cào. Bản thân châu chấu cũng có nhiều loại, có loại nhỏ như đầu đũa - vì ăn ngon và chắc như tôm đồng nên bà con hay gọi là “tôm bay”.

Châu chấu rang lá chanh ảnh 1

Châu chấu rang lá chanh. Ảnh: N.T

Ở Tây Bắc, trên những thung lũng và những cánh đồng Mộc Châu, Mường Lò, Mường Thanh và bất cứ nơi nào có những ruộng ngô/lúa thì đều có Châu chấu. Miền núi còn có loại châu chấu khá to, cỡ ngón tay cái, gọi là Châu chấu Voi nhưng hiện nay không còn nhiều nữa. Con Châu chấu quen thuộc nên từ lâu đã đi vào ca dao, tục ngữ: “Châu chấu là cậu cào cào/Vặt lông vặt cánh bỏ vào nồi rang…”.

Tuổi thơ của thế hệ chúng tôi gắn với những mùa hè về quê vào mùa gặt. Từ sáng sớm, bọn trẻ đã náo nức rủ nhau mang những chiếc vỉ tre đan hình tam giác ra đồng bắt Châu chấu. Trên những thửa ruộng ngai ngái mùi rạ mới, đàn Châu chấu nghe tiếng chân người, nhảy tanh tách, bay loạn xạ. Chúng tôi chỉ cần đưa vỉ lên là tóm được cả chục con. Ngày mưa, Châu chấu ướt cánh không bay được thì tha hồ bắt, bỏ đầy vào chai mang về rang lá chanh ăn dần.

Châu chấu sinh sản quanh năm nhưng có nhiều vào mùa gặt (tháng Tư và tháng Chín âm lịch). Mùa gặt có nhiều thức ăn nên chúng béo ngậy, những con cái luôn có trứng trong bụng nên càng nhiều dinh dưỡng. Món Châu chấu ngon nhất là rang với lá chanh.

Châu chấu bắt về rửa sạch bằng nước nóng già pha chút muối, rửa xong để ráo mới chế biến. Với những con Châu chấu to hoặc Cào cào thì cầm đầu rút nhẹ để bỏ phần ruột đi. Còn những con nhỏ chỉ ăn cỏ non nên trong bụng toàn chất bổ dưỡng rất lành. Rửa xong, vặt bỏ bộ cánh và phần càng nhọn rồi rửa sạch lại bằng nước muối ấm là đem rang được.

Đầu tiên bỏ Châu chấu vào chảo đảo với nhiệt độ vừa phải; khi đã khô hết cho thêm gia vị, tiếp tục đảo đều cho hết mùi ngái của Châu chấu thì cho thêm nửa thìa mỡ lợn. Rang cho đến lúc Châu chấu chuyển sang màu vàng nâu như cánh gián, thơm giòn, cho lá chanh xắt chỉ đảo đều rồi đổ ra đĩa.

Châu chấu rang lá chanh ăn với cơm nóng và vài thứ rau thơm như mơ, hẹ, ớt tươi… là một món độc đáo của vùng quê nông thôn, miền núi. Hiện nay, nhiều nơi bà con đã nhân giống và nuôi được Châu chấu bán ra thị trường với giá khoảng 3 - 4 trăm ngàn đồng/kg, tuy nhiên Châu chấu tự nhiên thơm ngon và bổ dưỡng hơn nhiều.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.