Cần thiết đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của Việt Nam chưa đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt tại vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều chỉ tiêu chưa đạt được mục tiêu đặt ra về vi chất, tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

Theo TS Dương từ năm 2011, các hoạt động bảo đảm dinh dưỡng tại Việt Nam đã được triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện theo Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng.

Một vài số liệu từ kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2017-2020 cũng cho thấy sự chênh lệch giữa thể trạng của trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em vùng thành thị. Cụ thể, trên cả nước, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 tháng tuổi giảm xuống 58%. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 67,7% và Tây Nguyên là 66,6%.

Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở nhóm trẻ 6-59 tháng tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc là 13,8% và Tây Nguyên 11,0% so với mức bình quân cả nước là 9,5%.

Tỷ lệ thiếu máu ở nhóm trẻ 6-59 tháng tuổi ở miền núi phía Bắc vẫn rất cao ở mức 23,4% và Tây Nguyên 26,3 %.

Đánh giá về vấn đề này, TS Huỳnh Nam Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, từng khẳng định thực trạng dinh dưỡng của trẻ em vùng dân tộc thiểu số rất đáng báo động. Cụ thể, tỷ lệ trẻ em là người dân tộc thiểu số thiếu cân cũng lớn hơn 2,5 lần (21% so với 8,5%) so với trẻ em là người Kinh. Hơn nữa, 119.957 (60%) trong tổng số 199.535 trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi ở 10 tỉnh thành có tỷ lệ thể thấp còi cao nhất cả nước đều là người dân tộc thiểu số.

Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng tại vùng dân tộc thiểu số, dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, được xây dựng, triển khai để góp phần giải quyết vấn đề này.

Đối tượng của dự án là người dân tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi; Trung tâm y tế huyện; cán bộ y tế, dân số, nhân viên Trung tâm y tế huyện, nhân viên trạm y tế xã, viên chức dân số xã, nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, cô đỡ thôn bản.

Mục đích của dự án này là nhằm nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số và phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Các nội dung chính gồm: Xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.