Cần hơn 90 nghìn tỷ đồng cho giảm nghèo, an sinh xã hội

0:00 / 0:00
0:00
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung
TPO - Tổng kinh phí thực hiện Chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội ước tính khoảng 90.260 tỷ đồng cho giai đoạn 2021 - 2025. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bố trí đủ vốn từ ngân sách Trung ương cho Chương trình.

Tại phiên họp thứ 58, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung, Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; đồng thời khuyến khích các địa phương vận dụng các chính sách, cơ chế giảm nghèo và an sinh xã hội đặc thù áp dụng cho các đối tượng trên địa bàn bằng nguồn lực của địa phương.

"Chương trình hướng tới giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo bao trùm, tức là xóa bỏ nghèo đói cho mọi người, ở mọi nơi, mọi thời điểm và mọi chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo", ông Dung cho hay.

Với 4 dự án, 11 tiểu dự án bao trùm các giải pháp giảm nghèo, Chính phủ kỳ vọng đến năm 2025 giảm 1/2 số hộ nghèo so với đầu kỳ; giảm 1,5 triệu người nghèo mỗi năm theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia.

Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo được kỳ vọng tăng 20% - 25% một năm; 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet…

Chính phủ cũng mong muốn tỷ lệ thất nghiệp năm 2025 dưới 3%; tỷ lệ thiếu việc làm nhỏ hơn 1,89%; lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội 45%; lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp 35%...

Theo Bộ trưởng, tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 90.260 tỷ đồng. Trong đó bao gồm ngân sách Trung ương 50.000 tỷ đồng (vốn đầu tư tối thiểu: 20.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 30.000 tỷ đồng). Ngân sách địa phương: 21.760 tỷ đồng (vốn đầu tư: 10.350 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 11.410 tỷ đồng). Huy động hợp pháp khác: 18.500 tỷ đồng (vốn đầu tư: 11.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 7.500 tỷ đồng).

Bộ trưởng Dung cho biết, bối cảnh hiện nay chưa thể cân đối đủ ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025. Do vậy, Chính phủ kiến nghị Quốc hội phê duyệt tổng kinh phí; giao Chính phủ hằng năm, tùy tình hình thực tế, tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để bổ sung và có giải pháp huy động vốn ODA, các nguồn vốn huy động hợp pháp khác ngoài ngân sách.

Thẩm tra đề xuất của Chính phủ, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng Chương trình. Theo cơ quan thẩm tra, để giảm nghèo thực sự bền vững, đòi hỏi Chương trình trong giai đoạn 2021-2025 phải giảm tỷ lệ tái nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh; ngoài việc giảm nghèo về thu nhập cần tập trung giải quyết các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản để đảm bảo hàng năm giảm 1- 1,5% tỷ lệ nghèo đa chiều.

Điều đó đòi hỏi Chương trình cần có sự thay đổi về mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu, các dự án, các giải pháp thoát nghèo bền vững như thông qua tạo việc làm cho người nghèo, đảm bảo mỗi hộ nghèo có ít nhất một việc làm bền vững, tạo điều kiện cho các hộ nghèo được tiếp cận với các chiều dịch vụ xã hội cơ bản thực sự bền vững để có thể vượt qua thiên tai, dịch bệnh như đại dịch COVID-19 đang diễn ra.

Sau thảo luận, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí bố trí đủ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương cho Chương trình mà Chính phủ đã dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 20.000 tỷ đồng.

Đề xuất về chương trình này sẽ được trình Quốc hội khoá XV xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ Nhất, khai mạc ngày 20/7.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

TPO - "Hiện nay chúng ta đang phân định vùng theo trình độ phát triển, chủ yếu dựa vào tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới… nhưng thực tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, cần phải có chính sách riêng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết.
Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Lễ Thiên Chúa Giáng sinh 2022 và năm mới 2023, sáng 17/12, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, tặng quà, chúc mừng Tổng Giáo phận Hà Nội và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Cùng đi có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và TP. Hà Nội.