Bình Dương bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài hơn 300 năm

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch được tỉnh Bình Dương quy hoạch trên tổng diện tích 5,4 ha. Bình Dương dự chi hơn 200 tỷ đồng để đưa làng nghề hơn 300 năm trở thành điểm du lịch.

Ngày 16/9, đại diện lãnh đạo thành phố Thủ Dầu Một cho biết: Từ năm 2020, Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch tại phường Tương Bình Hiệp, đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.

Theo lãnh đạo thành phố Thủ Dầu Một, việc triển khai đề án có phần chậm tiến độ là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong các năm 2020 và 2021. Đồng thời đề án phải điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh vốn. Hiện nay, thành phố Thủ Dầu Một đang triển khai thực hiện theo đề án đã duyệt.

Tổng kinh phí mà Bình Dương dự chi cho đề án là 219 tỷ đồng, để xây dựng làng nghề truyền thống lâu năm trở thành điểm du lịch cho người dân trong, ngoài tỉnh.

Theo đó, Khu làng nghề sơn mài được xây dựng không gian tái hiện tại tổ 32 (khu phố 8, phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) với tổng diện tích 5,4 ha gồm đầy đủ cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải, khu sản xuất tập trung, khu trưng bày sản phẩm, nhà thờ Tổ, cổng chào làng nghề, các hoạt động dịch vụ du lịch. Công trình hoàn thành sẽ là nơi trưng bày và giới thiệu giá trị di sản văn hoá làng nghề thủ công truyền thống trên vùng đất Bình Dương, góp phần phát triển du lịch địa phương.

Bình Dương bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài hơn 300 năm ảnh 1

Đường vào làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp

Theo Nghệ nhân ưu tú Lê Bá Linh, Phó Chủ tịch Hiệp hội sơn mài, điêu khắc tỉnh Bình Dương, làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp là vùng đất duy nhất ở phía Nam chứa đựng đầy đủ 3 loại hình của sơn mài truyền thống: Sơn mài trang trí, sơn mài ứng dụng và tranh sơn mài nghệ thuật. Tất cả nằm trong một không gian thống nhất nhưng lại rất riêng biệt về ngôn ngữ tạo hình và nghệ thuật.

Ông Thái Kim Điền, Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương cho biết đề án là niềm mong đợi của những người làm sơn mài trong tỉnh. Đây không chỉ là nơi giới thiệu các sản phẩm sơn mài của các làng nghề mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, truyền thống của nghề sơn mài. Đây cũng là một trong những điểm đến thú vị của du khách ngoài tỉnh khi đến với Bình Dương.

Bình Dương bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài hơn 300 năm ảnh 2

Nghề sơn mài có lịch sử lâu đời tại tỉnh Bình Dương

Làng sơn mài Tương Bình Hiệp ra đời vào thế kỷ XVIII. Với nguồn nguyên liệu gỗ các loại, kết hợp với sơn dầu từ tỉnh Phú Thọ – một loại nhựa có màu sắc đẹp, lạ và bền tạo nên lớp men đen, bóng, từ đó những nghệ nhân không ngừng hoàn thiện kỹ thuật, đã đào tạo lớp kế thừa ngành nghề cổ truyền và không ngừng phát triển.

Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, sơn mài trên vùng đất Bình Dương vẫn giữ được nét đẹp truyền thống. Đó là sự tinh xảo, nhẹ nhàng thanh thoát trong mỗi chi tiết, đường vẽ, đường mài.

Với bề dày lịch sử hơn 300 năm, sơn mài làng Tương Bình Hiệp mang đậm nét văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đại diện Hiệp hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương, cho biết trong 8 tháng qua, hiệp hội sản xuất đạt 60% kế hoạch năm 2023. Thị trường xuất khẩu châu Á chiếm 60%, châu Âu chiếm 40% sản phẩm của hiệp hội.

Nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp không chỉ là niềm tự hào của cộng đồng cư dân địa phương, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của tỉnh Bình Dương, mà còn là di sản văn hoá phi vật thể đáng trân trọng của dân tộc. Ngày 6/4/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức đưa nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.