Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao

TPO - Sếu đầu đỏ, hoa sen… đặc trưng của Đồng Tháp qua đôi tay khéo léo của người thợ đã tạo nên ‘bức tranh’ sinh động trên chiếc khăn rằn để tạo giá trị cho làng dệt khăn choàng trăm tuổi ở xứ cù lao giữa sông Tiền.
Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 1

Gần cuối năm, làng dệt khăn choàng Long Khánh A (Hồng Ngự, Đồng Tháp) ở cù lao sông Tiền trở nên nhộn nhịp. Máy móc hoạt động liên tục, khắp sân là những cuộn sợi đủ sắc màu được phơi trong nắng.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 2

Chị Định Thị Kim Hạnh (34 tuổi) là người nối nghiệp đời thứ 4 trong gia đình có truyền thống làm nghề dệt khăn nổi tiếng xứ cù lao này. Chị Hạnh cho biết, làng nghề cực thịnh vào đầu thập niên 90, chủ yếu cung cấp khăn rằn cho nông dân. Công việc vất vả nhưng sản phẩm làm ra là có người mua ngay, thậm chí không đủ bán. Sau này, du lịch phát triển, khăn rằn của làng nghề được dùng làm quà tặng. Mẫu mã cũng dần có sự thay đổi cho phù hợp.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 3

Bạn trẻ thích thú với sản phẩm khăn rằn thêu hoa sen, sếu đầu đỏ và túi xách.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 4

Bà Nguyễn Thị Kim Chiều là một trong những nghệ nhân đầu tiên cải tiến mẫu khăn rằn truyền thống sang khăn phục vụ du lịch.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 5

Bà Chiều kể ban đầu làm khăn rằn phục vụ du lịch không dễ. Khăn đòi hỏi độ dày, đa dạng mẫu mã, màu sắc bắt mắt.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 6

“Khó khăn lớn nhất với người thợ là kích cỡ khăn nhỏ hơn loại truyền thống, lại dệt dày hơn nên máy dệt thường xuyên lỗi, đứt chỉ. Để dệt được chiếc khăn rằn du lịch đầu tiên, tôi mất cả tuần cải tiến, sửa chữa từng chút một", bà nhớ lại. Trong ảnh: Sếu đầu đỏ được thêu trên khăn rằn.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 7

Từ ba màu carô truyền thống, hiện làng nghề làm ra gần trăm mẫu mã khác nhau kết hợp thêu logo, biểu tượng sếu, hoa hồng... Trong ảnh: Khăn thêu hoa sen.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 8

Người dân làng nghề làm khăn rằn phục vụ du lịch. Ảnh: Hòa Hội

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 9
Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 10
Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 11

Anh Phan Thanh An, Giám đốc HTX dệt choàng Long Khánh cho biết, làng nghề hiện nay có khoảng 50 nghệ nhân với 200 máy dệt. Sản phẩm của làng tiêu thụ trên cả nước. Từ một vài mẫu truyền thống, hiện làng nghề làm ra hàng chục mẫu mã khác nhau kết hợp thêu logo, biểu tượng sếu, hoa hồng, cùng với đó là phát triển thêm túi xách, ba lô, cà vạt, áo dài…. Qua đó, góp phần nâng giá trị khăn rằn của làng nghề trăm tuổi xứ cù lao.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 12

Theo anh An, thách thức với làng nghề hiện nay là máy móc cũ kỹ, năng suất thấp, ít người nối nghiệp. Vì thế cần có thêm nhiều lớp đào tạo nghề và chính sách thu hút, khuyến khích cũng như hỗ trợ bà con gắn bó với nghề truyền thống này.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 13

Khung cửi dệt khăn rằn phục vụ du lịch. Ảnh: Hòa Hội

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.