Nghệ An

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch vừa góp phần phục hồi, bảo tồn, phát huy nhiều giá trị văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của các dân tộc; vừa tạo thêm việc làm, tăng thu nhập; qua đó, thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ngày 8/9, Ban Dân tộc và Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị trao đổi về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch ảnh 1
Toàn cảnh Hội nghị

Ông Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: “Những giá trị văn hóa giàu bản sắc là kho tài sản vô giá cần được gìn giữ, phát huy, trở thành động lực để phát triển kinh tế, du lịch. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập của kinh tế, chúng ta đang bị mất dần những nét đẹp văn hóa, truyền thống của dân tộc”.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch ảnh 2

Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Nghệ An Lô Thị Kim Ngân phát biểu tại Hội nghị

Nghệ An là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó, có 5 dân tộc thiểu số chính gồm: Thái, Thổ, Mông, Khơ Mú và Ơ Đu, với khoảng 466.137 người (chiếm 15,2% dân số toàn tỉnh) cư trú ở 11 huyện, thị xã. Mỗi dân tộc có nghi lễ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán khác nhau, tạo nên tính đa dạng về văn hóa.

Một số mô hình phát triển du lịch đã hình thành và hoạt động khá hiệu quả như Bảo tàng Thiên nhiên - Văn hóa mở tại Vườn Quốc gia Pù Mát, thác Kèm, thác Sao Va, thác Bảy tầng; các mô hình du lịch cộng đồng, làng nghề và dệt thổ cẩm như: bản Khe Rạn, bản Nưa, bản Xiềng,...

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch ảnh 3
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Nghệ An đang đứng trước những biến đổi sâu sắc, bị mai một, đặt ra những thách thức trong bảo tồn và phát huy giá trị.

Tham dự hội nghị, các nhà nghiên cứu, quản lý, các nghệ nhân, người có uy tín đại diện các dân tộc đã có những trao đổi, làm rõ thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch ảnh 4

Các đại biểu trao đổi về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

Các đại biểu cũng đưa ra những sáng kiến, giải pháp, đề xuất cụ thể, có giá trị thực tiễn cao, nhằm định hướng, áp dụng thực hiện trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ nói riêng và công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch ảnh 5

Các đại biểu tham quan gian trưng bày

Phát biểu kết luận hội nghị, bà Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Nghệ An ghi nhận những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, người có uy tín đại diện các dân tộc. Bằng những thông tin, số liệu từ thực tiễn, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá, lý giải những khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Một trong những nét đặc sắc và nổi bật của văn hóa các dân tộc ở Nghệ An chính là văn hóa lễ hội. Hiện nay, Nghệ An có hàng trăm lễ hội gắn liền với di tích và được phân bổ khá đều ở khắp các vùng, địa phương, dân tộc, trong đó, có nhiều lễ hội tiêu biểu được duy trì và tổ chức hoạt động thường xuyên, có xu hướng phát triển mở rộng để thu hút sự giao lưu văn hóa, phát triển du lịch.

Với ngành Du lịch, lễ hội là một sản phẩm văn hoá đặc biệt. Ngành Du lịch cáng phát triển, càng gắn kết với lễ hội truyền thống. Tự thân ngành Du lịch trong bước đường phát triển của mình tự tìm đến với loại sản phẩm văn hoá đặc biệt này. Đưa khách đến với lễ hội truyền thống là nhằm để giới thiệu mảnh đất, con người xứ Nghệ hôm qua, hôm nay là giới thiệu các giá trị về văn hoá, tín ngưỡng của lễ hội, tính dân tộc và tính phổ quát của lễ hội.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.