Bảo tồn nghệ thuật múa Keeng Loóng dân tộc Thái ở Hòa Bình

0:00 / 0:00
0:00
Múa Keeng Loóng - nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái huyện Mai Châu. Ảnh: Báo Hòa Bình
Múa Keeng Loóng - nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái huyện Mai Châu. Ảnh: Báo Hòa Bình
TPO - Nói đến người Thái ở huyện vùng cao Mai Châu, Hòa Bình thì Keeng Loóng là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây, đặc biệt trong các dịp lễ hội như: Lễ mừng cơm mới, lễ Xên bản, Xên mường, lễ Chá chiêng, Tết Nguyên đán... góp phần nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn người Thái trên địa bàn

Loóng được làm từ loại gỗ tốt, có tiếng vang, thanh. Người ta chọn cây to, thẳng, được chặt thành khúc, tùy theo người muốn làm Loóng to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Keeng Loóng xuất phát từ cuộc sống lao động của người Thái Mai Châu, với người phụ nữ dân tộc Thái, giã gạo là việc làm thường xuyên, quen thuộc hàng ngày. Trong khi giã gạo, họ thường khua thêm vài nhịp chày vào thành luống hay gõ các chày với nhau, tạo nên những âm thanh vui tai, xua tan mọi phiền muộn, lo âu trong những ngày tháng lao động vất vả trên nương, rẫy.

Trải qua thời gian, dần dần thành bài, thành nhịp điệu rồi hình thành loại hình nghệ thuật được biểu diễn trong các dịp lễ. Keeng Loóng có nhiều điệu như mừng cưới, mừng cơm mới, chọi gà, nhật thực... kết hợp với cồng, chiêng, trống, sạp tạo thành một âm hưởng rất riêng để tăng thêm không khí vui tươi, náo nức. Số lượng người Keeng Loóng phụ thuộc vào Loóng dài, ngắn, hoặc tùy từng thời điểm hoàn cảnh để chia người Keeng Loóng.

Trong cuộc sống hôm nay, các gia đình không còn dùng Loóng để giã gạo, song Loóng vẫn luôn là người bạn gần gũi, thân thiết trong đời sống tinh thần của người dân. Bởi khi nhà có chuyện buồn, gia đình cũng Keeng Loóng với giai điệu chậm rãi, trầm buồn.

Trong lễ mừng nhà mới, mừng cơm mới, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc cũng Keeng Loóng và có khi chỉ từ cuộc hội họp của một nhóm người thấy tinh thần phấn chấn, hứng khởi là lại cùng nhau Keeng Loóng. Âm thanh, nhịp điệu của Keeng Loóng trong những lúc vui luôn nhộn nhịp, tưng bừng, vang vọng bản làng, thúc giục lòng người dù đang làm gì, ở đâu cũng tìm đến chung vui.

Hiện nay, tại khắp các bản làng người Thái trên địa bàn huyện Mai Châu, Keeng Loóng được người dân sử dụng như một lời chào đến với những du khách gần xa, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống. Vì vậy, việc bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Thái là việc làm rất cần thiết, để các giá trị đó không ngừng được phổ biến, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của quần chúng nhân dân.

Vừa qua, Sở VH-TT&DL đã phối hợp với Phòng VH-TT huyện Mai Châu tổ chức hội thảo khoa học văn hóa phi vật thể Keeng Loóng. Tham dự hội thảo có các nghệ nhân của 4 địa bàn gồm: Xã Tòng Đậu, Nà Phòn, thị trấn Mai Châu và xã Chiềng Châu. Tại hội thảo, các đại biểu đã làm sáng tỏ giá trị văn hóa, khoa học, lịch sử và tính nghệ thuật của múa Keeng Loóng. Các nghệ nhân đã đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện hồ sơ trình Bộ VH-TT&DL ghi danh di sản văn hóa nghệ thuật múa Keeng Loóng dân tộc Thái Mai Châu là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp có tính thực tiễn đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật múa Keeng Loóng trong đời sống. Tiếp tục triển khai hoạt động sưu tầm, bảo tồn, khai thác giá trị của di sản nghệ thuật múa Keeng Loóng trên địa bàn huyện.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.