TPO - Gạo tẻ thơm bùi hòa với vừng đen hảo hạng và chất cay nồng của tiêu, tỏi, ớt tạo nên hương vị đặc trưng của bánh đa Đô Lương (Nghệ An). Chiếc bánh chỉ bé vừa chiếc đĩa, nhưng khi ăn có đủ vị bùi, mặn, cay,…không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu nước ngoài.
Trải qua 300 năm, người dân làng Vĩnh Đức (thị trấn Đô Lương, Nghệ An) vẫn luôn duy trì và phát triển nghề làm bánh đa. Những ngày cuối năm, làng nghề lại càng sôi động, tất bật sản xuất bánh đa phục vụ ngày Tết.
Để có một chiếc bánh đa thơm ngon, hấp dẫn, người làm bánh phải trải qua rất nhiều công đoạn. Kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu đến chế biến, sản xuất. Trước đây, người dân tráng bánh bằng bột gạo nước, trộn với vừng đen. Nay để tăng thêm vị thơm ngon, người ta cho thêm gừng, hạt tiêu, tỏi giã nhỏ, trộn vào bột gạo để tráng.
Ba đời làm nghề tráng bánh, ông Nguyễn Văn Hồng (55 tuổi) cho biết mỗi ngày gia đình có thể làm ra 7.000 - 8.000 chiếc bánh. Giá bán trung bình 20.000 - 25.000 đồng/10 chiếc bánh đa sống.
“Trước đây, người dân trong làng tráng bánh chỉ bằng bột gạo nước, trộn với vừng đen. Nay để tăng thêm vị thơm ngon, chúng tôi cho thêm gừng, tiêu, tỏi giã nhỏ, trộn vào bột gạo để tráng. Sản phẩm của làng nổi tiếng thơm ngon nên không chỉ người tiêu dùng trong nước mà Việt kiều ở Đức, Nga, Lào, Singapore, Hàn Quốc,… cũng rất ưa thích”, ông Hồng cho hay.
Điểm độc đáo ở làng bánh đa Vĩnh Đức là sử dụng bếp củi để tráng bánh. Đây cũng là phương pháp truyền thống từ bao đời nay để giữ hương vị thơm ngon của chiếc bánh.
Bánh đa khi đã tráng chín được trải nhẹ tay trên vỉ nứa để nguội rồi mới đem phơi. Bánh có thể phơi trước sân nhà hoặc đường làng. Để chiếc bánh không bị cong, vênh, cứng và đẹp mắt thì phải “canh” bánh. Tầm từ 3 - 5 phút là phải lật một lượt. Nếu nắng to, bánh phơi một ngày là có thể đóng gói, còn không thì phải phơi từ 2 - 3 ngày…
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Đô Lương cho biết, bánh đa Đô Lương đã được cấp giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ. Năm 2020, sản phẩm bánh đa của làng được bình chọn là sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu cấp huyện và được công nhận là sản phẩm đạt OCOP 3 sao của tỉnh Nghệ An. Đó là niềm tự hào, góp phần lưu giữ “vị quê”, gìn giữ nét văn hóa ẩm thực truyền thống.
Bánh đa Đô Lương có kích thước nhỏ và màu đậm nhưng thơm giòn, vị bùi bùi của gạo và vừng, vị cay nồng của tỏi, tiêu rất khó quên. "Ta đi nhớ nhút Thanh Chương. Bánh đa xúc hến Đô Lương thơm lừng"...
Khi ăn, bánh đa được nướng trên than hoa, bỏ lò vi sóng hoặc chiên dầu đều được. Dù được “chế biến” như thế nào thì vẫn không mất đi hương vị bánh đa Đô Lương.
TPO - Chiều 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
TPO - Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại Hà Tĩnh đã giúp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, tạo động lực, tiếp sức để phụ nữ vùng biên giới có ý chí vươn lên…
TPO - Ngày 17/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Giáo dục huyện A Lưới tổ chức lễ tuyên dương các học sinh đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2022 - 2023, tại huyện A Lưới.
TPO - Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.
Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.
TPO - Tới miền Tây xứ Nghệ vào khoảng thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, ôm ấp bởi những làn mây trắng tinh khôi kì ảo đẹp tựa chốn thiên đường.
TPO - Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.
TPO - Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.