Thanh Hóa:

256 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá vừa có kết luận, cơ bản thống nhất mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu thuộc dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc.

Theo đó, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan tiếp thu, hoàn thiện và xin ý kiến cộng đồng (nếu thấy cần thiết) để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai các bước tiếp theo theo quy định.

Trước đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc (nhóm dự án số 4) do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư.

Dự án có quy mô: Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tượng đài Bà Triệu (5 ha): Nhà đón tiếp kết hợp trưng bày giới thiệu trong khuôn viên sân tượng đài Bà Triệu; Sân, quảng trường khu vực tượng đài, sân khu vực nhà đón tiếp kết hợp trưng bày; Đường dạo xung quanh khu vực tượng đài; 3 chòi nghỉ dừng chân nằm phân bố dọc theo tuyến đường từ đền Bà Triệu lên khu vực tượng đài… Đầu tư xây dựng tượng đài Bà Triệu (1,4 ha): Tượng đài Bà Triệu cao 36m, chất liệu bằng đồng.

Tổng mức đầu tư dự án khoảng 256 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2025.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...