Viếng đền thờ Hindu trong hang đá vôi huyền bí ở Malaysia

0:00 / 0:00
0:00
Nhiều người viếng động Batu
Nhiều người viếng động Batu
TPO - Một hang động đá vôi tuyệt đẹp bị lãng quên bao thế kỷ qua trong cánh rừng già ở Malaysia đã được thương gia Ấn Độ phát hiện vào thế kỷ XIX. Sau đó, các tín đồ Ấn Độ giáo đã dày công xây dựng trung tâm đạo Hindu hoành tráng ở động Batu này.

Động Batu cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 13km, vốn là hang đá vôi, được thương nhân người Ấn tên là Thambusami phát hiện vào thế kỷ XIX. Đến đầu thế kỷ XX, cộng đồng người Ấn đã xây dựng trung tâm tôn giáo của đạo Hindu tại đây.

Trung tâm tôn giáo của đạo Hindu được xây dựng rất hoành tráng với 3 hang động lớn và nhiều hang nhỏ nằm rải rác trên các rẻo núi đá vôi.

Viếng đền thờ Hindu trong hang đá vôi huyền bí ở Malaysia ảnh 1

Đền thờ có kiến trúc cầu kỳ, nhiều màu sắc

Viếng đền thờ Hindu trong hang đá vôi huyền bí ở Malaysia ảnh 2

Một bức tượng khổng lồ ở động Batu

Nhiều công trình kiến trúc độc đáo và hàng ngàn bức tượng với các kích thước khác nhau đặt khắp hang động, gắn liền với những điển tích ly kì, huyền bí về những vị thần như thần Sáng tạo Brahma, thần bảo vệ Vishnu, thần Hủy diệt Shiva và vợ là nữ thần Shakti…Vì vậy, nơi đây nhanh chóng trở thành thánh địa hành hương của cộng đồng người Ấn sống ở Malaysia.

Viếng đền thờ Hindu trong hang đá vôi huyền bí ở Malaysia ảnh 3

Nhiều bức tượng trong hang động

Trước cửa hang động Batu sừng sững bức tượng thần Subramaniam (vị thần quyền lực nhất của đạo Hindu) cao hơn 42m. Đây là bức tượng mô tả vị thần đạo Hindu cao nhất thế giới; được làm từ 250 tấn thép và phủ 79 lít sơn nhũ vàng; thu hút ánh nhìn và sự ngưỡng vọng của các tín đồ Ấn Độ giáo và du khách thập phương.

Sau khi chiêm ngưỡng bức tượng, chúng tôi vượt qua 272 bậc thang để lên động chính (còn được gọi là Hang Thờ). Hàng trăm bậc thang được sơn màu sắc sặc sỡ như cầu vồng, là nơi chụp ảnh ưa thích của du khách. Động chính có nhiều đền thờ Hindu được trang trí trang trọng, rộng 200m, trần cao tới 100m nên rất thoáng đãng, thuận lợi cho du khách tham quan hoặc các tín đồ đến hành lễ.

Viếng đền thờ Hindu trong hang đá vôi huyền bí ở Malaysia ảnh 4

Tín đồ Ấn Độ giáo viếng động và chụp ảnh lưu niệm

Tưng bừng nhất là lễ hội Thaipusam được tổ chức vào tháng 2 hàng năm thu hút hàng ngàn người tham gia. Các tín đồ chuẩn bị những đồ rước được trang trí công phu gọi là kavadis (làm từ gỗ, đất sét…) hoặc dùng những chiếc bát lớn đựng đầy sữa để dâng lên thần Subramaniam nhằm cầu nguyện những điều may mắn. Họ di chuyển rất chậm, vừa đi vừa thành kính cầu nguyện.

Đến với lễ hội, nhiều du khách hào hứng ca hát, nhảy múa cổ vũ các đoàn rước kiệu tiến đến dâng lễ lên tượng Thần Subramaniam.

Nơi hoang dã nhất ở động Batu là Hang Tối. Hang dài khoảng 2km phủ đầy thạch nhũ và măng đá hàng ngàn năm tuổi, nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn con dơi. Ánh sáng phản chiếu qua những bức tường đá vôi trong lòng hang long lanh như được dát vàng.

Viếng đền thờ Hindu trong hang đá vôi huyền bí ở Malaysia ảnh 5

Thạch nhũ và măng đá tuyệt đẹp trong hang động

Đây là nơi sinh sống của nhiều sinh vật quý hiếm, trong đó có loài nhện Trapdoor đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Muốn khám phá Hang Tối, du khách phải đăng ký tour du lịch để được hướng dẫn và phải có sức khỏe tốt để bò, trườn… qua ngách, hốc.

Khu vực triển lãm nghệ thuật trong hang có nhiều bức chạm khắc tinh xảo về các vị thần; những bức tranh tường khắc họa những câu chuyện ly kỳ, huyền bí trong truyền thuyết và những lễ nghi độc đáo của người Ấn.

Xung quanh động có những núi đá vôi với vách đá hiểm trở, là nơi leo núi lý tưởng bậc nhất Đông Nam Á. Với khoảng 160 tuyến đường leo núi, Batu thu hút nhiều người tham gia môn thể thao mạo hiểm này.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.