Vì sao người Khơ Mú cấm người lạ vào bếp?

0:00 / 0:00
0:00
TP - Trong căn nhà người Khơ Mú có ba bếp lửa, trong đó có một căn bếp kiêng kị mà khách lạ thậm chí là con gái đã về nhà chồng không được đến gần. Ai phạm vào điều cấm này sẽ phải mổ lợn làm vía cho chủ nhà.

Ông Moong Phò Hoan, ở bản Cha Ca, xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết: “Đó không chỉ là nơi con người cư trú, thần linh cũng có một không gian riêng của mình. Ma nhà của người Khơ Mú cư trú trong một căn bếp dựng ra để dành riêng cho những đấng linh thiêng. Đó là nơi cấm kỵ đặc biệt của ngôi nhà. Người ngoài thậm chí là con gái đã về nhà chồng không được vào. Chỉ trong một ngày duy nhất, gia đình tổ chức lễ ăn trâu cho tổ tiên, người ngoài mới được phép vào bếp”. Là người hiểu biết nên ông Moong Phò Hoan không quá coi trọng việc cấm kỵ. Ông mở cửa gian buồng được đóng bằng gỗ rồi mời chúng tôi tham quan căn bếp thiêng. Theo ông thì chỉ cần có người nhà đi cùng thì khách lạ vào cũng chẳng sao.

Vì sao người Khơ Mú cấm người lạ vào bếp? ảnh 1

Căn bếp của người Khơ Mú, Nghệ An

Trong căn bếp ngoài các vật dụng nấu nướng như chiếc kiềng, dụng cụ đồ xôi, thớt, mấy vò rượu cần. Cạnh chiếc bếp đắp bằng đất sét là chiếc cột “chủ nhà” được dựng bằng gỗ hay thân cây tre, nứa. Cây cột là nơi hồn vía chủ nhà ở đó. Gian bếp cũng treo một cái đầu con trâu sấy khô còn nguyên cả sừng. Chỉ có những lúc làm tế trâu cho tổ tiên mới có cái đầu trâu trong căn bếp. Để giải đáp vì sao người Khơ Mú kiêng kị người lạ vào bếp, chúng tôi tìm đến ông Xeo Phò Mạnh, một người cao tuổi uy tín và cũng là ông mo của bản Cha Ca (thường chủ trì lễ cúng đền của bản). Ông Mạnh cho biết có một truyền thuyết liên quan đến tập tục này.

Chuyện rằng: Ngày xưa người Khơ Mú thấy người Thái vẫn thường mổ trâu, ăn uống linh đình mỗi khi có lễ hội hay ngày cúng tổ tiên. Vào những ngày lễ lớn người Khơ Mú chỉ mổ gà, lớn nhất là một con lợn. Hỏi rõ nguồn cơn mới biết là người Thái có nhiều họ khác nhau, trong đó có cả họ Moong, Cụt, Xeo, Chích, Ốc, Hoa… (là những dòng họ của người Khơ Mú ở Nghệ An ngày nay). Người Khơ Mú nghĩ rằng, muốn có dịp để mổ trâu ăn thì phải có được những dòng họ trên. Ban đầu người Khơ Mú nghĩ phải mang tài sản đi đổi lấy một họ nào đó nhưng rồi nhận thấy cách này không ổn.

Và rồi họ có được dòng họ như Moong Chích, Xoe, Cụt, Ốc, Hoa... theo cách của riêng mình. Có được họ, người Khơ Mú mổ trâu ăn mừng và đem giấu vào trong căn bếp. Họ coi các họ có được là báu vật nên giấu vào ngăn bếp. Thế nên người Khơ Mú đặt ra lệ cấm người ngoài không được đặt chân vào căn bếp kiêng của họ. Nếu ai phạm vào sẽ phải mổ lợn cúng vía cho chủ nhà.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.