Tham vấn thông điệp truyền thông về Bình đẳng giới năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chiều ngày 18/9, tại Hà Nội, Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến các chuyên gia về chủ đề, thông điệp và mẫu sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới được sử dụng trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.

Truyền thông là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Đặc biệt, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, đơn vị có nhiều hoạt động truyền thông về bình đẳng giới. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trong cộng đồng.

Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 và Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình truyền thông vì bình đẳng giới đến năm 2030, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao chủ trì tổ chức “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới”, tạo ra hiệu ứng tích cực, thu hút sự quan tâm, tham gia, chung tay vào cuộc của các cơ quan, tổ chức và người dân, góp phần rút ngắn khoảng cách giới trong hầu hết các lĩnh vực.

Hằng năm, "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới" được tổ chức từ 15/11 đến 15/12. Dự kiến năm nay, Lễ phát động Tháng hành động được tổ chức ngày 10/11/2023.

Năm nay, Bộ LĐ-TB&XH đã chọn chủ đề của Tháng hành động là “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.

Tham vấn thông điệp truyền thông về Bình đẳng giới năm 2023 ảnh 1

Ông Lê Khánh Lương - Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới phát biểu tại hội thảo

Theo ông Lê Khánh Lương, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: Chủ đề năm nay được đưa ra trong bối cảnh năm 2023 có nhiều khó khăn, thách thức có những tác động không nhỏ tới đời sống của người dân, trong đó có phụ nữ, trẻ em. Chủ đề tháng hành động tập trung vào nội dung đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ, trẻ em; từ đó tiến tới xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới trong giai đoạn hiện nay.

Tại hội thảo, các đại biểu đã bày tỏ đồng tình với các mẫu ấn phẩm, bộ sản phẩm truyền thông.

Các đại biểu cũng nêu ý kiến về chủ đề Tháng hành động và các thông điệp truyền thông cần ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu; mỗi thông điệp tập trung vào đối tượng đích, nhóm đối tượng cụ thể để tăng hiệu quả truyền thông, dễ dàng lan tỏa trong cộng đồng.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia tại Hội thảo, Vụ Bình đẳng giới sẽ tiếp thu, hoàn thiện và trình Bộ ban hành văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 trong thời gian tới.

Tham vấn thông điệp truyền thông về Bình đẳng giới năm 2023 ảnh 2

Ảnh minh họa: Pano tuyên truyền tại Thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể năm 2015

Các thông điệp truyền thông được chọn sẽ được thiết kế để các cơ quan, đơn vị, tổ chức áp dụng, như gắn logo, thông điệp lên xe buýt, taxi; treo baner - pano trên đường phố; in thông điệp trên áo phông, mũ… tạo sự tác động trực tiếp tới người xem.

Các thông điệp truyền thông:

- Phụ nữ và nam giới bình đẳng trong tham gia và đưa ra quyết định đối với mọi công việc trong gia đình và xã hội.

- Không khoan nhượng với các hành vi ngược đãi phụ nữ và trẻ em gái bằng mọi hình thức.

- Nam giới và nữ giới đều được bình đẳng về quyền và cơ hội.

- Chấm dứt bạo lực, vun đắp và lan toả yêu thương.

- Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

- Hãy lên án mọi hành vi bạo lực. Người bị bạo lực không có lỗi.

- Hãy tố cáo mọi hành vi bạo lực, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em bằng mọi cách.

- Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

- Hãy lên tiếng khi bạn bị bạo lực để nhận được sự giúp đỡ của mọi người.

- Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và nạn nhân bị xâm hại.

- Hãy hành động vì cộng đồng bình đẳng, văn minh, an toàn và không bạo lực, không xâm hại tình dục.

- Hãy hành động bằng mọi cách để chấm dứt xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa: Xuân Tùng

Phối hợp liên ngành thúc đẩy bình đẳng giới ở Tuyên Quang

TPO - Thời gian qua, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, nhất là ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được quan tâm chỉ đạo và có sự phối hợp liên ngành nên đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hòa Bình nỗ lực vượt khó, thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền bình đẳng giới

Hòa Bình nỗ lực vượt khó, thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền bình đẳng giới

TPO - Công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tỉnh Hòa Bình quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới và đạt được nhiều thành tựu cơ bản hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới, nâng cao vị thế phụ nữ.
Bình Dương: Đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bình Dương: Đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

TPO - Trong kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số, Bình Dương đưa ra 6 mục tiêu cụ thể nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Vĩnh Phúc tăng cường đổi mới hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Vĩnh Phúc tăng cường đổi mới hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

TPO - Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đang tích cực triển khai kế hoạch thực hiện dự án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới cho các dân tộc, vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2018-2025” năm 2023. Phạm vi kế hoạch thực hiện trên địa bàn 11 xã, thị trấn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuyên truyền bình đẳng giới, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Tuyên truyền bình đẳng giới, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em vùng dân tộc thiểu số

TPO - Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc về bình đẳng giới, về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, là một trong những giải pháp bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số khỏi bị xâm hại.