'Tàng kinh các' lưu giữ cả ngàn tấm mộc bản thời Lý - Trần
TPO - Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) là một di tích quốc gia đặc biệt, mang đậm dấu ấn văn hoá và lưu giữ những "báu vật" thời Lý - Trần.
Ngôi chùa đang lưu giữ hàng ngàn tấm mộc bản "độc nhất vô nhị" thời Lý - Trần.
Bên cạnh những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, chùa Bổ Đà hiện nay còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán Nôm trên nhiều loại hình và Bộ ván kinh Phật là một trong những Bộ kinh khắc gỗ cổ nhất Việt Nam với hơn 2000 mộc bản, có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu khoa học
Chùa Bổ Đà, còn được gọi là chùa Bổ, chùa Tam Giáo, chùa có tên chữ là Tứ Ân tự. Chùa toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng, bờ tả dòng sông Cầu, thuộc địa phận thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chùa nằm cách trung tâm thị trấn Bích Động khoảng 10 km về phía Tây. Chùa Bổ Đà là một trong những danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay.
Chùa đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2016.
Chùa Bổ là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống.
Tại chùa hiện đang lưu giữ 1953 ván mộc bản kinh phật bằng chữ Nôm và chữ Phạn, được các thiền sư phái Lâm Tế khắc vào khoảng đời vua Lê Cảnh Hưng. Tiêu biểu là các bộ kinh: Lăng Nghiêm Chính Mạch, Yên Ma Hội Bản, Nam Hải Ký Quy.
Những bộ kinh này được khắc trên gỗ thị, vừa dẻo, vừa dai lại giữ được lâu.
"Nội dung trên mộc bản ở chùa là 24 bộ kinh, có nội dung hướng thiện, hướng thượng và hướng giải thoát", Trụ trì chùa Bổ Đà Tự Tục Vinh cho biết.
Bộ mộc bản kinh phật chính là kho báu vô giá của chùa Bổ Đà, được công nhận là bảo vật quốc gia từ tháng 3/2018.
Mộc bản chùa Bổ Đà do các nghệ nhân ở vùng Kinh Bắc xưa khắc thành nhiều đợt. Nhiều trang mộc bản được khắc đan xen những bức họa đồ minh họa, đường nét tài hoa tinh tế, bố cục chặt chẽ hài hòa xứng đáng là tác phẩm đồ họa có giá trị thẩm mỹ cao.
TP - Hiện chỉ còn hai người nói được, tiếng N|uu không chỉ là một trong những ví dụ tiêu biểu về sự đa dạng văn hóa của nhân loại, mà còn là đường liên kết giữa chúng ta và loài người sơ khai.
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.
TPO - Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.
Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.
TPO - Tới miền Tây xứ Nghệ vào khoảng thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, ôm ấp bởi những làn mây trắng tinh khôi kì ảo đẹp tựa chốn thiên đường.
TPO - Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.
TPO - Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.