Tăng cường tỉ lệ đến trường cho trẻ em dân tộc thiểu số bậc THCS

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cùng Ban Quản lý các dự án, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) vừa tổ chức đánh giá hoạt động Dự án Giáo dục Trung học cơ sở (THCS) khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2.

Dự án Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2 (LSEMDAP II) nhằm mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục công bằng và tăng cường tỉ lệ đến trường cho trẻ em miền núi, dân tộc thiểu số, trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn tại các trường THCS các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung nơi thường xuyên bị bão lũ.

Tăng cường tỉ lệ đến trường cho trẻ em dân tộc thiểu số bậc THCS ảnh 1

Bộ GD&ĐT cùng Ban Quản lý các dự án, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) vừa tổ chức đánh giá hoạt động Dự án.

Theo báo cáo tại buổi làm việc, từ năm 2015 đến nay, Dự án đã xây được 747 phòng học có trang bị đầy đủ bàn ghế; 358 phòng bán trú và trang bị đầy đủ thiết bị; 34 bếp ăn; 46 nhà vệ sinh công cộng; 50 nhà vệ sinh cho cơ sở bán trú; 211 nhà công vụ cho giáo viên.

Dự án đã xây dựng được 120 phòng học bộ môn, vượt chỉ tiêu 20 phòng theo kế hoạch và trang bị đầy đủ bàn ghế. Thiết bị thí nghiệm đã được cung cấp cho 120 phòng học mới và 80 phòng học đã xây từ trước đó. Dự án cũng đã xây dựng được 80 thư viện được trang bị đầy đủ bàn ghế, thiết bị và thành lập 344 cụm trường với đầy đủ thiết bị IT.

Cũng theo báo cáo, đã có 8 tài liệu được biên soạn, in ấn và giao cho các trường học.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao những kết quả đạt được của Dự án Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2 và nhấn mạnh đây là việc làm hết sức quan trọng. Những kết quả hiện đang đạt được cần phải được duy trì, hoạt động lâu dài, liên tục và có những giải pháp để phát huy, khai thác nâng cao hiệu quả.

Với sự tài trợ của ADB, Dự án đã xác định 4 thành phần gồm: Tăng cường tiếp cận với giáo dục THCS và các chương trình tương đương; Xây dựng phân cấp các công cụ dạy và học; Cụm trường mới được thành lập; Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ dự án hỗ trợ triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện dự án.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.