TPO - Trong khuôn khổ tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam" năm 2022, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) chiều 19/1, đồng bào người Êđê tổ chức tái hiện Lễ nhận con nuôi theo phong tục.
Theo phong tục của người Êđê, lễ nhận con nuôi được tiến hành tại nhà mẹ nuôi, có sự chứng kiến của già làng và đông đảo bà con trong dòng họ. Bà con dòng họ hai bên ngồi đối diện nhau trao đổi ý kiến. Hai bên gia đình tham gia trong ngày lễ hôm nay đều đến từ buôn Tơng Ju, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi cùng chạm tay vào vòng (kông) và hứa trước hai già làng: “Từ nay về sau sẽ coi nhau như mẹ con ruột thịt”. Trong ảnh: Mẹ nuôi đeo chiếc vòng cho con nuôi cùng với lời chúc sức khoẻ, thể hiện tình cảm, sự quan tâm đùm bọc và gắn kết mẹ con.
Điệu múa Xoang của những cô gái dân tộc Êđê trong ngày lễ.
Bài hát Kưứt và đệm Đinh Puốt "Lời dặn dò của người thân" thể hiện mong muốn mọi người sống chan hoà thân thiết và gắn bó với nhau, cùng vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn, để xây dựng buôn làng ngày càng no ấm,giàu đẹp
Những nghệ nhân đánh Chiêng Kram ''Gọi về sum họp''
Người Ê đê có truyền thống mẫu hệ, thể hiện sự kính trọng với người mẹ mang nặng đẻ đau. Vì thế trong buổi lễ, người phụ nữ được mời cần rượu đầu tiên rồi trao cho người kế tiếp trong dòng họ.
Rượu cần và điệu múa xoang chúc phúc cho người con trai có mẹ nuôi.
Việc nhận con nuôi là một phong tục tốt đẹp, được quy định rõ trong luật tục Êđê. Lễ nhận con nuôi với những nghi thức thiêng liêng, thể hiện nét tinh tế của đồng bào trong quan hệ, ứng xử, gắn kết cộng đồng, mang những ý nghĩa nhân văn, giáo dục sâu sắc về những nét văn hoá của dân tộc Êđê trên cao nguyên Đắk Lắk
Chiêng Kram, Chiêng Knăh là những nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Ê đê,được sử dụng phổ biến trong các nghi lễ truyền thống.Tiếng chiêng vang lên rộn rã, vui tươi kèm theo điệu múa truyền thống
Tiết mục hoà tấu chiêng "Drông tuê" (đón khách) của người Êđê
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).
TPO - Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng với nghề tạc tượng gỗ truyền thần. Ngôi làng truyền thống này còn lưu giữ, thờ tượng Đức Linh Lang Đại Vương, pho tượng gỗ có thể đứng lên, ngồi xuống một cách nhẹ nhàng, khoan thai.
TPO - Sáng 2/2, tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023. Đặc biệt, chương trình có rước mộc bản “Cư trần lạc đạo phú” là di sản tư liệu thế giới từ chùa Vĩnh Nghiêm lên Tây Yên Tử.
TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
TPO - Sau hơn 1 tháng học tập, lớp truyền dạy các điệu múa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, do Phòng VH-TT huyện Nam Đông (tỉnh TT-Huế) phối hợp với xã Thượng Lộ tổ chức, đã bế giảng và trao chứng nhận hoàn thành khóa học.
TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.
TPO - Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc hướng dẫn triển khai thực hiện xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của Tiểu dự án 1 - Dự án 5 thuộc Quyết định số1719/QĐ-TTg.