Sớm mở cửa du lịch, tạo thêm việc làm

0:00 / 0:00
0:00
TP - Thoạt nhìn có vẻ như Lâm Đồng chậm đón công dân trở về từ vùng dịch so với các tỉnh khác. Tuy nhiên, đến nay nhiều người cho rằng, đó là sự cẩn trọng cần thiết để vừa ngăn dịch lây lan vừa đảm bảo an sinh cho người hồi hương và phát triển kinh tế địa phương trong bối cảnh bình thường mới.

Đến nay, Lâm Đồng đã tổ chức nhiều đợt đón công dân từ vùng dịch TPHCM và một số tỉnh lân cận với khoảng 4.500 người. Việc đón tiếp được tổ chức bài bản, chu đáo nên không có trường hợp nào lây lan dịch bệnh COVID-19 ra cộng đồng.

Chốt kiểm dịch ở những vùng giáp ranh giữa Lâm Đồng và các tỉnh lân cận kiểm soát rất chặt chẽ, đặc biệt là chốt ở Km142 Quốc lộ 20 (giáp ranh với Đồng Nai) bởi đây là huyết mạch nối Lâm Đồng với các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ.

Sớm mở cửa du lịch, tạo thêm việc làm ảnh 1

Trekking tuyến Tà Năng-Phan Dũng

Do không bị giãn cách xã hội trong phạm vi toàn tỉnh, Lâm Đồng nằm trong tốp khôi phục hoạt động du lịch sớm nhất cả nước. Từ tháng trước, các khu du lịch và những khách sạn từ 2 sao trở lên đã được phép mở cửa đón du khách nội tỉnh. Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), trong tình hình “đóng cửa” du lịch quốc tế và giữa các tỉnh, thành trong nước, Lâm Đồng kích cầu du lịch tại chỗ bằng cách khuyến cáo các đơn vị kinh doanh du lịch giảm giá và đầu tư thêm một số dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho khách lưu trú.

“Trong khi dịch COVID-19 chưa bị đẩy lùi thì du lịch tại chỗ có nhiều tiềm năng phát triển bởi vùng đất cao nguyên này có khí hậu mát mẻ trong lành, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, nhiều khu điểm du lịch hấp dẫn cho du khách trải nghiệm, ngay cả với người địa phương”, bà Ngọc chia sẻ.

Nhiều bạn trẻ thích xê dịch thổ lộ đã có được những trải nghiệm mới mẻ ở những nơi không quá xa ngôi nhà của mình. Vừa trở về sau chuyến trăng mật 4 ngày 3 đêm tại Đà Lạt và huyện Lạc Dương, Minh Tuấn - Quỳnh Như trông rất tươi tắn. Quỳnh Như nói đám cưới chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình; còn với bạn bè, họ hàng thì báo hỉ, hẹn ngày hết dịch mới tổ chức tiệc mừng. Bù lại, đôi vợ chồng trẻ quyết định đi du lịch để vui chơi thỏa thích, chụp những bộ ảnh cưới ấn tượng. Điều đặc biệt, ê kíp chụp ảnh cho đôi uyên ương này là Quang Hiếu và những bạn trẻ vừa hồi hương.

Quang Hiếu, anh cả của ê kíp cho hay, ban đầu chỉ định ở lại quê nhà một thời gian rồi quay lại; nào ngờ, TPHCM bị giãn cách suốt mấy tháng nay. Anh quyết định thành lập ê kíp chụp ảnh và hướng dẫn du lịch, còn một số người bạn cùng hồi hương thì trồng rau bán cho vùng dịch.

“Thu nhập tuy không bằng như khi ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng… nhưng dù sao vẫn đủ để trang trải và điều quan trọng là được thoải mái đi lại, hít thở không khí trong lành”, Quang Hiếu thổ lộ.

Theo dự kiến của Sở VH-TT&DL, Lâm Đồng đón khách ngoại tỉnh từ tháng 11 tới. Du khách cần đăng ký tham gia chương trình du lịch trọn gói của doanh nghiệp lữ hành và có hợp đồng bảo hiểm y tế, bảo hiểm du lịch theo quy định. Đà Lạt cũng là một trong những địa phương đầu tiên được Tổng cục Du lịch lựa chọn thí điểm đón du khách quốc tế trong thời gian tới.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Có một người mẹ Rục như thế...

Có một người mẹ Rục như thế...

TP - Năm 2006, chồng của bà Hồ Thị Pấy qua đời, để lại 8 đứa con nheo nhóc, đứa lớn 12 tuổi, đứa út mới 8 tháng tuổi. Thời điểm ấy, cả tộc người Rục đang chìm trong đói rét và mông muội, nhưng người phụ nữ ấy đã không gục ngã, bà đã vượt qua tất cả để nuôi những đứa con trưởng thành bằng con đường ăn học.