Sôi nổi hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới tại Lào Cai

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai thực hiện chiến dịch truyền thông sôi nổi nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ, trẻ em và người dân địa phương về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến giới, phòng chống bạo lực gia đình và tảo hôn.

Trong tháng 10 và tháng 11, Hội LHPN huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã thực hiện 12 hoạt động truyền thông trực tiếp tại 12 thôn, bản của các xã Bản Phiệt, Phong Niên, Phú Nhuận, Xuân Giao, Thái Niên, Xuân Quang, Gia Phú, thị trấn Nông trường Phong Hải và thị trấn Tằng Loỏng với hơn 1.000 người tham gia.

Các buổi truyền thông được tổ chức thông qua hình thức tuyên truyền bằng tờ rơi, phổ biến văn bản, lồng ghép tuyên truyền qua các tiểu phẩm sân khấu hóa, các trò chơi… nên đã tạo không khí sôi nổi, hấp dẫn và hiệu quả truyền thông cao đối với người tham dự.

Sôi nổi hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới tại Lào Cai ảnh 1

Nhiều nam giới tham gia tại các buổi truyền thông về bình đẳng giới.

Các hoạt động truyền thông đã phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội về trong công tác bình đẳng giới, đấu tranh giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu về giới.

Bà Bùi Thị Hạnh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bảo Thắng cho biết: Triển khai hoạt động truyền thông, Hội LHPN huyện đã biên soạn, lựa chọn các nội dung theo chủ đề cụ thể để phù hợp với từng địa bàn.

Sôi nổi hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới tại Lào Cai ảnh 2

Kết thúc các hoạt động truyền thông, cán bộ phụ nữ xã, thôn tiếp tục đăng tải thông tin, hình ảnh, mục đích, ý nghĩa, nội dung truyền thông trên các trang mạng xã hội để lan tỏa nhiều thông điệp hay, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện như: “Việc nhà là không của riêng ai”, “Chung tay làm việc nhà để gia đình hạnh phúc”, “Ngăn chặn xâm hại trẻ em”, “Gia đình nơi để yêu thương, chia sẻ”… tới đông đảo người dân địa phương.

Theo kế hoạch, trong tháng 11, Hội LHPN huyện Bảo Thắng sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động truyền thông đợt 2 tại các thôn còn lại.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới

Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới

TPO - Hội viên phụ nữ 13 thôn của 2 xã đã tham gia Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2023. Đây cũng là dịp để giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội).
Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Vào đúng ngày Quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11/2023), đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), Tập đoàn TH, Viện Phát triển Sức khoẻ Cộng đồng Ánh Sáng (Viện LIGHT), Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) đã cùng nhau thực hiện nghi thức Cam kết hành động để cùng nhau hành động xóa bỏ mọi hình thức bạo lực với phụ nữ và trẻ em.
Người nông dân xứ Lạng tự hào với đặc sản quê mình. Ảnh: Duy Chiến

Thổi hồn cho 'hồng vành khuyên' treo gió

TP - Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), Vương Thị Thương, 34 tuổi đã học hỏi, ứng dụng công nghệ tăng giá trị hồng vành khuyên địa phương đem lại cuộc sống mới cho người nông dân.