Sắc màu văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
TPO - Tục giã bánh dày của người H'mông ở Sơn La, lễ mừng cơm mới của người Tày ở Yên Bái, lễ cấp sắc 7 đèn của người Dao Lô Giang - Lạng Sơn... và sắc màu trang phục truyền thống của các dân tộc hiện lên sinh động trong nhiều tác phẩm ảnh.
Trong không gian lễ trao giải cuộc thi "Biên cương Tổ quốc tôi" (tối 16/12 tại Hà Nội), Ban Tổ chức đã trưng bày nhiều tác phẩm ảnh giới thiệu các nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc.
Tác phẩm ảnh trưng bày gồm phóng sự ảnh, ảnh đơn ghi lại sinh động các hoạt động cuộc sống thường ngày, lễ hội... của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Nhiều tác phẩm trưng bày trong khuôn khổ lễ trao giải cuộc thi "Biên cương Tổ quốc tôi", từng đoạt giải thưởng cao tại các cuộc thi ảnh.
Những hình ảnh này góp phần quảng bá thêm vẻ đẹp tiềm năng của miền biên cương của Tổ quốc đến công chúng trong nước và quốc tế.
Cuộc thi tìm hiểu "Biên cương Tổ quốc tôi" do Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với Ban Đối ngoại T.Ư, Bộ Ngoại giao, Bộ GD&ĐT, Bộ Công an, Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, T.Ư Đoàn, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức.
Theo Ban Tổ chức, cuộc thi phát động từ tháng 10/2021, chỉ trong thời gian ngắn đã thu hút hơn 1 triệu thí sinh đăng ký tham gia với hơn 2 triệu lượt thi khác nhau. Trong đó, có gần 400 thí sinh là người Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
Vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa vùng biên, Luật Biên giới quốc gia, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia… là các nội dung có trong bộ đề thi.
Sau các vòng thi trực tuyến và trực tiếp, cuộc thi đã chọn ra những gương mặt tiêu biểu, xuất sắc để tôn vinh, trao giải thưởng. Ban Tổ chức đã trao giải cho 15 thí sinh xuất sắc nhất, gồm các giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích; trao giải đặc biệt; trao thưởng các tập thể có số lượng thí sinh dự thi nhiều nhất.
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).
TPO - Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng với nghề tạc tượng gỗ truyền thần. Ngôi làng truyền thống này còn lưu giữ, thờ tượng Đức Linh Lang Đại Vương, pho tượng gỗ có thể đứng lên, ngồi xuống một cách nhẹ nhàng, khoan thai.
TPO - Sáng 2/2, tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023. Đặc biệt, chương trình có rước mộc bản “Cư trần lạc đạo phú” là di sản tư liệu thế giới từ chùa Vĩnh Nghiêm lên Tây Yên Tử.
TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
TPO - Sau hơn 1 tháng học tập, lớp truyền dạy các điệu múa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, do Phòng VH-TT huyện Nam Đông (tỉnh TT-Huế) phối hợp với xã Thượng Lộ tổ chức, đã bế giảng và trao chứng nhận hoàn thành khóa học.
TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.
TPO - Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc hướng dẫn triển khai thực hiện xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của Tiểu dự án 1 - Dự án 5 thuộc Quyết định số1719/QĐ-TTg.