Phượt thủ thử thách cưỡi 'khủng long' giữa mây trời xứ Lạng

0:00 / 0:00
0:00
Sống lưng "Khủng long" cao nhất ở Núi Cha trên đỉnh Mẫu Sơn hùng vĩ. Ảnh: Ngọc Minh
Sống lưng "Khủng long" cao nhất ở Núi Cha trên đỉnh Mẫu Sơn hùng vĩ. Ảnh: Ngọc Minh
TPO - Trên đỉnh núi Mẫu Sơn cao trên 1.400 mét có một điểm du lịch lý thú, thử thách bao phượt thủ ưa mạo hiểm, người dân gọi là “sống lưng khủng long”.

“Sống lưng khủng long” ở núi Phia Pò (dịch ra tiếng phổ thông là Núi Cha) nằm cao nhất trên dãy Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Từ thành phố Lạng Sơn, du khách đi theo con đường 4B theo hướng Đông bắc, qua khoảng 50 km theo hướng cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình) rẽ theo con đường mòn, nhỏ, đi thêm chừng chục cây số nữa thì đến thác Bản Thiếng, xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình. Đây là con đường độc đạo xuất phát từ chân núi Mẫu Sơn đến với Núi Cha.

Phượt thủ thử thách cưỡi 'khủng long' giữa mây trời xứ Lạng ảnh 1

Mây mù và khí núi trên Núi Cha bồng bềnh như tiên cảnh - Ảnh: Ngọc Minh

Phượt thủ thử thách cưỡi 'khủng long' giữa mây trời xứ Lạng ảnh 2

Ảnh: Ngọc Minh

Phượt thủ thử thách cưỡi 'khủng long' giữa mây trời xứ Lạng ảnh 3

Cảnh đẹp như tranh thu hút nhiều người trẻ đến chinh phục

Phượt thủ thử thách cưỡi 'khủng long' giữa mây trời xứ Lạng ảnh 4

Vượt qua bao gian nan, vất vả, qua nhiều núi, đồi, ghềnh thác, nhiều bạn trẻ đã đặt chân đến đỉnh Núi Cha.

Phượt thủ thử thách cưỡi 'khủng long' giữa mây trời xứ Lạng ảnh 5

Vượt qua thử thách để cưỡi sống lưng "khủng long" - Ảnh: Ngọc Minh

Từ lưng chừng đồi thoai thoải, chúng tôi tiếp tục hành trình leo trên những cung đường toàn cây cổ thụ. Dưới chân là những tầng lá mục ken dầy chừng hơn 50 cm, đi rất êm. Gần 2 tiếng đi bộ nữa mới đến được “sống lưng khủng long” Mẫu Sơn.

Anh Đinh Văn Hồng (SN 1989), dân tộc Tày, trú tại huyện Lộc Bình, người chuyên làm hướng dẫn viên du lịch, thám hiểm lên Núi Cha là người đi tiên phong.

“Sống lưng khủng long” hiện ra trước mắt chúng tôi thật rực rỡ và hoành tráng. Bên cạnh lối mòn màu nâu đất do người dân bản địa đi tìm lâm thổ sản, thì hai bên trập trùng màu xanh của cỏ cây. Thi thoảng có những bụi hoa đỗ quyên rừng, hoa mua, hoa sim bung lụa tươi thắm. Bên trên, xung quanh là biển mây vờn quanh, bồng bềnh tựa nơi tiên cảnh.

Tôi nhẩm tính, con đường trên đỉnh núi mà du khách thường gọi là “sống lưng khủng long” có chiều ngang rộng chừng 60 cm, kéo dài chừng trên 1km, đường nhỏ, gồ ghề khó đi, uốn lượn vô cùng hiểm trở.

Phượt thủ thử thách cưỡi 'khủng long' giữa mây trời xứ Lạng ảnh 6

Dọc đường lên với Núi Cha, hoa dại mọc nhiều, trong đó có hoa Đỗ Quyên rất đẹp.

Phượt thủ thử thách cưỡi 'khủng long' giữa mây trời xứ Lạng ảnh 7

Trên đường đến sống lưng "khủng long", du khách được trải nghiệm vượt qua các cánh rừng già, nguyên sinh. - Ảnh: Duy Chiến

Phượt thủ thử thách cưỡi 'khủng long' giữa mây trời xứ Lạng ảnh 8

Bạn trẻ có những trải nghiệm lý thú - Ảnh: Ngọc Minh

Phượt thủ thử thách cưỡi 'khủng long' giữa mây trời xứ Lạng ảnh 9

Rất nhiều nam thanh nữ tú đã vượt qua thử thách để đến với Núi Cha.

Phượt thủ thử thách cưỡi 'khủng long' giữa mây trời xứ Lạng ảnh 10

Nghỉ ngơi trên đỉnh Núi Cha, mơ về nơi tiên cảnh

Anh Hồng cho biết thêm, mấy năm gần đây, tuyến du lịch, khám phá “sống lưng khủng long”, Núi Cha được nhiều người biết đến. Vào các ngày cuối tuần, anh đều nhận “sô” hướng dẫn khách leo núi. Có nhiều đoàn quốc tế đến từ Nga, Hàn Quốc, Nhật đi 3 lần lên Công Sơn, Mẫu Sơn vẫn muốn đi lại thêm nữa nhằm khám phá vẻ đẹp và tìm cảm giác mạnh khi tới “sống lưng khủng long”.

“Núi Cha có ưu thế đẹp, hoang sơ với 4 mùa đậm sắc thái riêng biệt. Cuối đông, giáp xuân thời tiết ít mưa, khả năng giông sét ít, không lo sạt lở. Trời trong xanh, thời tiết lại không quá nóng, không mất sức khi leo núi. Có thể nói, thời điểm này là mùa săn mây của dân leo núi. Nếu như, mùa đông có thảm cỏ màu vàng thì mùa xuân lại biến thành xanh ngọc. Xuân đến, rừng hoa đỗ quyên nở đẹp với các thảm thực vật xanh ngắt đến tận chân trời”. Anh Hồng vui vẻ tiết lộ.

Chiều dần buông. Chúng tôi như những kẻ mộng du, bay liệng trên “sống lưng khủng long” ở núi Cha huyền thoại với cảm giác thư thái, tự hào!

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.