Phát hiện mộ táng trẻ em niên đại 11.000 năm tuổi ở Lạng Sơn

0:00 / 0:00
0:00
Địa điểm phát hiện mộ táng trẻ em và nhiều cổ vật thời kỳ đồ đá Bắc Sơn -Ảnh: Duy Chiến
Địa điểm phát hiện mộ táng trẻ em và nhiều cổ vật thời kỳ đồ đá Bắc Sơn -Ảnh: Duy Chiến
TPO - Trong quá trình khai quật khảo cổ tại di chỉ Hang Dơi (xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn), các nhà nghiên cứu  phát hiện di cốt trong tư thế nằm co bó gối.

Được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn tiến hành khai quật khảo cổ tại địa điểm Hang Dơi.

Địa điểm khảo cổ học Hang Dơi nằm trong dãy núi đá vôi Bắc Sơn, cách thành phố Lạng Sơn trên 100 km và đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2004.

Phát hiện mộ táng trẻ em niên đại 11.000 năm tuổi ở Lạng Sơn ảnh 1

Địa điểm phát hiện mộ táng trẻ em. Ảnh: Duy Chiến

Phát hiện mộ táng trẻ em niên đại 11.000 năm tuổi ở Lạng Sơn ảnh 2
Phát hiện mộ táng trẻ em niên đại 11.000 năm tuổi ở Lạng Sơn ảnh 3

Tiến sỹ Phạm Thanh Sơn (đứng) báo cáo kết quả khai quật cổ vật ở Hang Dơi. Ảnh: Duy Chiến

Phát hiện mộ táng trẻ em niên đại 11.000 năm tuổi ở Lạng Sơn ảnh 4

Ngoài mộ táng, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy nhiều cổ vật thời kỳ đồ đá Bắc Sơn. Ảnh: Duy Chiến

Sáng 7/11, tiến sĩ Phạm Thanh Sơn, Viện Khảo cổ học cho biết, trong thời gian làm việc trong một tuần qua tại Hang Dơi, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một di cốt được mai táng ở tư thế nằm co bó gối. Di cốt này nằm trong tầng và thuộc nền văn hóa Bắc Sơn. Trong quá khứ, tầng văn hóa chứa di cốt đã được xác định niên đại khoảng 11.000 năm cách ngày nay.

“Di cốt được đặt đầu quay về hướng Bắc, chân hướng Nam và mặt quay về hướng Đông. Phần sọ đã bị mủn nát một phần. Hiện trạng và kích thước di cốt cho thấy, đây là mộ táng của trẻ em. Tuy nhiên việc xác định độ tuổi trước khi mai táng sẽ cần phải được nghiên cứu thêm. Hiện vật là xương chậu, tay chân còn khá nguyên vẹn, khô... Mộ táng trẻ em tìm thấy lần này quả thực là rất hiếm và độc đáo, thu hút sự quan tâm của giới khoa học, cổ học trong nước và quốc tế”, tiến sỹ Phạm Thanh Sơn cho biết.

Theo tiến sỹ Phạm Thanh Sơn, trong quá trình xử lý, xung quanh mộ có chôn theo một số mảnh tước bằng đá cuội và nanh nhím. Đáng chú ý, mộ được chôn ngay cạnh vết tích của bếp lửa.

Những hiện vật sẽ được bàn giao và lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Lạng Sơn để phục vụ công tác bảo tồn, lưu trữ và nghiên cứu.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...
Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

TP - Mặc cho mưa rét, ngày 15 tháng Giêng vừa qua, gần chục nghìn lượt người đến với hội Ná Nhèm- một lễ hội xuân truyền thống có từ 300 năm của người dân tộc Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.