Nguy cơ mai một nghệ thuật gốm Chăm

0:00 / 0:00
0:00
TP - Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vừa được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Tuy nhiên, nghệ thuật làm gốm của người Chăm đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo tồn, phát huy giá trị.

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa tổ chức hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật làm gốm của người Chăm”. Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ khẩn cấp và đề xuất các biện pháp để bảo vệ nghệ thuật làm gốm của người Chăm. Các đại biểu cũng tập trung thảo luận về nguy cơ mai một nghệ thuật làm gốm của người Chăm.

Theo GS.TS Trương Quốc Bình (Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia), nghề thủ công gốm truyền thống của người Chăm đang đứng trước những thách thức trong việc bảo tồn bởi nhiều nguyên nhân như: Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến không gian và cảnh quan của làng nghề truyền thống; vùng đất làm gốm chưa được quy hoạch và chi phí mua nguyên liệu cao; đội ngũ nghệ nhân lành nghề cao tuổi đang lần lượt qua đời và rất ít người trẻ tiếp nối...

Nguy cơ mai một nghệ thuật gốm Chăm ảnh 1

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm ở làng gốm Bàu Trúc có nguy cơ mai một. Ảnh: CÔNG HOAN

Trong khi đó, Th.S Đạo Thành Quyến (Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại TPHCM) cho biết: Làng gốm Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) có 731 hộ nhưng chỉ khoảng 10 hộ (chiếm1,37%) làm gốm; làng gốm Bình Đức (tỉnh Bình Định) có 355 hộ nhưng chỉ còn 5 hộ (1,4%) làm gốm. Tuy nhiên, mỗi làng gốm chỉ có khoảng 5 - 7 nghệ nhân có khả năng truyền dạy nghề làm gốm thủ công.

TS. Nguyễn Thị Hậu (Đại học quốc gia TPHCM) cho rằng: Để bảo toàn tính nguyên gốc nghề làm gốm của người Chăm, trước mắt là cần sự đầu tư tri thức từ các nghệ nhân, họa sĩ, nhà thiết kế… “Từ đó chúng ta sẽ có những mẫu mã, chủng loại sản phẩm mang đậm bản sắc “văn hóa Chăm” nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu của thị trường và tạo ra sản phẩm hấp dẫn. Đẩy mạnh việc đào tạo làm gốm phải đưa vào diện cấp thiết, song song với việc giáo dục lịch sử địa phương về giá trị, ý nghĩa di sản văn hóa Chăm Pa”, bà Hậu nói.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi cá nhân trong phát triển, gìn giữ nghệ thuật làm gốm của người Chăm. “Việc UNESCO ghi danh nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp không chỉ là tôn vinh giá trị một nghề truyền thống mà còn khẳng định giá trị văn hóa của cộng đồng trong việc lưu giữ một nghệ thuật độc đáo riêng có trước những thách thức của xu thế hội nhập và kinh tế thị trường. Sự ghi danh này mở ra cơ hội để nghệ thuật làm gốm của người Chăm tiếp tục tồn tại và phát triển. Nhưng niềm tự hào đó cũng gắn liền với trách nhiệm lớn lao trước rất nhiều khó khăn phải giải quyết thỏa đáng để vượt qua các mối đe dọa đối với di sản này”, ông Biên nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.