Ngôi chùa độc đáo, làm bằng chén, bát vỡ ở Sóc Trăng
TPO - Chùa có tên Khmer là Wath Sro Loun. Để dễ phát âm, từ Sro Loun được đọc thành Sà Lôn. Chùa còn có tên gọi được nhiều người biết hơn là "Chén Kiểu" dựa vào phong cách kiến trúc độc đáo của ngôi chùa.
Chùa Chén Kiểu tọa lạc tại ấp Đại Thành, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Cổng chùa có 2 tượng sư tử đá, mặt hướng ra quốc lộ. Phía trên là 3 ngôi tháp được chạm khắc, trang trí theo kiến trúc truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Năm 1815, chùa được dựng nên bằng cây lá như những ngôi chùa khác. Trong thời gian chiến tranh, dưới sức tàn phá của bom đạn, ngôi chánh điện của chùa bị hư hỏng nặng. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay gồm: Chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh,...
Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, đĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi thứ hai: “Chùa Chén Kiểu”.
Phần tường được trang trí bằng chén, đĩa kiểu
Lan can, cầu thang cũng được làm bằng các chén, đĩa vỡ đẹp mắt, độc đáo.
Một trong những đặc trưng của ngôi chùa là những bức tượng có khuôn mặt tiên nữ Apsara – tượng trưng cho sắc đẹp vĩnh hằng, thịnh vượng.
TPO - Du khách đến Lễ hội hái mận được theo dõi thi cắm trại, trưng bày ẩm thực dân tộc và các chương trình văn nghệ, tham gia trò chơi dân gian như kéo co, rồng ấp trứng và tham gia trực tiếp trò chơi đi cầu kiều, bắn nỏ, ném bóng...
TPO - Chiều 13/5 tại Chùa Thành (thành phố Lạng Sơn), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại lễ Phật đản 2022 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
TPO - Hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Lạc Dương, Lâm Đồng được hỗ trợ vốn, kỹ thuật để khởi nghiệp trồng Atiso cùng một số loại cây khác. Sản phẩm làm ra được các doanh nghiệp liên kết bao tiêu nên thu nhập của nhiều hộ người K’Ho tăng cao.
TPO - Về Kim Liên, du khách được tham quan không gian một làng Việt cổ bình yên, dân dã, đồng thời tận mắt chứng kiến ngôi nhà nhỏ cùng những kỷ vật gắn bó suốt thời niên thiếu của Bác Hồ kính yêu.
TPO - Tối 12/5 (12/4 âm lịch), hàng nghìn người dân TPHCM đội mưa tại chùa Pháp Hoa (quận 3) để thả đèn hoa đăng cầu ước may mắn và bình an nhân đại lễ Phật đản 2022.
TPO - Ban Tổ chức "Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022" vừa thống nhất thời gian, địa điểm và các nội dung được tổ chức.
TP - Thông qua các hiện vật trưng bày tại chuyên đề “Hồn tre Tây Nguyên”, du khách hiểu biết thêm nhiều về đời sống vật chất và tinh thần của người dân tộc bản địa nơi đây.
TPO - Nhiều tuyến đường, con phố và các ngôi chùa nổi tiếng tại TPHCM trang hoàng đèn hoa lộng lẫy, để chuẩn bị cho đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 sắp đến.
TPO - Nằm trên địa bàn bản Phụ Mẫu 1 (xã Chiềng Yên), cách trung tâm huyện Vân Hồ khoảng 30km, thác Tạt Nàng đẹp dịu dàng trên vùng sơn cước Tây Bắc lôi cuốn du khách.
TP - Những trống đồng cổ có cách đây hàng nghìn năm lưu giữ giá trị lịch sử, văn hoá, tinh thần của cư dân Việt cổ đang được lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Đông Sơn (tại số 1, đường Cù Chính Lan, phường Đông Thọ, TP Thanh Hoá).