TPO - Gần 3 tháng qua, các điểm tham quan, du lịch, dịch vụ phục vụ du khách tại Huế đều trong tình trạng đóng cửa. Hàng loạt cửa hàng, quán xá tại các khu di tích, khu du lịch, địa điểm tham quan phải tạm ngưng kinh doanh vì không có khách.
Các khu di tích ở Cố đố Huế khi không xảy ra dịch bệnh luôn nhộn nhịp du khách tham quan. Tuy nhiên, 3 tháng lại đây kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh tại nhiều địa phương, các điểm tham quan, khu di tích tại Huế luôn trong cảnh vắng lặng vì tạm ngưng đón khách để tập trung cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong ảnh: Quảng trường Ngọ Môn, di tích Kỳ Đài vắng khách
Thông báo cấm tập trung đông người tại khu vực từng là điểm tham quan nổi tiếng của xứ Huế
Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu gần cầu gỗ lim vắng bóng du khách
Được mệnh danh là thành phố của lễ hội, trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở nhiều nơi, Cố đô Huế luôn sôi động, nhộn nhịp các hoạt động du lịch, lễ hội, tâm linh tại các khu di tích, thắng cảnh, danh lam, khu du lịch. Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các hoạt động du lịch, lễ hội, chương trình đón khách tham quan phải tạm ngừng vô thời hạn.
Cầu gỗ lim - điểm check in, tham quan cảnh đẹp sông Hương giờ không một bóng người
Cây cầu gỗ lim ven sông Hương thơ mộng dành cho khách bộ hành vãn cảnh, tham quan, chec-in cảnh đẹp ven sông Hương từng một thời hút khách, đặc biệt là giới trẻ, khách du lịch nay cũng trở nên vắng lặng, tạo nên hình ảnh của sự “sống chậm” một cách lạ thường.
Nhiều khu di tích, địa chỉ tham quan du lịch xứ Huế đều có chung một hình ảnh vắng vẻ, trầm mặc, tĩnh lặng. Khu vực cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế - một địa điểm thường có đông du khách tham quan, giờ đây không một bóng người.
Từ đầu tháng 5/2021 lại đây, khi dịch bệnh bùng phát mạnh ở nhiều nơi, chính quyền tỉnh TT-Huế đã có chỉ đạo yêu cầu tạm thời ngưng đón khách vào tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh tại Quần thể di tích Cố đô Huế. Trong ảnh: Điểm bán vé tham quan Đại Nội Huế đã đóng cửa từ lâu
Lăng Tự Đức, hay còn gọi là Khiêm lăng tọa lạc tại phường Thủy Xuân, TP Huế, là điểm tham quan di tích luôn hút khách khi không có dịch bệnh. Thực hiện yêu cầu phòng, chống dịch của tỉnh TT-Huế, khu di tích ngừng tiếp nhận khách tham quan, kéo theo tình trạng đóng cửa, kinh doanh ế ẩm của loạt hàng quán nằm cạnh di tích này.
Chùa Linh Mụ nằm ven sông Hương vốn yên tĩnh, là nơi dành cho du khách đến tĩnh tâm, tham quan, cầu nguyện, hành lễ tâm linh nay càng thêm tĩnh lặng vì vắng bóng người tham quan kể từ khi xảy ra dịch bệnh COVID-19.
Cửa chính dẫn vào chính điện của ngôi chùa Linh Mụ được khóa kín
Giăng xích, khóa cổng vào di tích đàn Nam Giao
Bên trong di tích đàn Nam Giao
Hàng quán cạnh các điểm tham quan di tích phải ngưng hoạt động vì ế khách
TPO - Ban ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng xây dựng, xuất bản và phát hành nhiều tài liệu, sản phẩm truyền thông; tổ chức triển lãm, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn nghệ, đối thoại chính sách, truyền thông trên mạng xã hội… để tuyên truyền về bình đẳng giới.
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.
TPO - Tại thôn Lao Xa (Sủng Là, Đồng Văn, Hà Giang) trên sườn núi đá cao, ngôi nhà của cụ Mua Sè Sính đã trải qua 6 thế hệ chạm bạc cổ, tạo ra những món trang sức không thể thiếu trong nét văn hóa của người Mông.
TPO - Ngày 6/11, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2023.
TPO - Chiều 20/11, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức gặp mặt Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Cao Bằng do ông Hà Ngọc Giáp, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Bằng làm trưởng đoàn.
TPO - Ngoài chính sách chung của cả nước, tỉnh Bình Phước đã ban hành nhiều chính sách đặc thù, thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án, từ đó cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có đồng bào dân tộc Khmer.
TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
TP - Năm 2006, chồng của bà Hồ Thị Pấy qua đời, để lại 8 đứa con nheo nhóc, đứa lớn 12 tuổi, đứa út mới 8 tháng tuổi. Thời điểm ấy, cả tộc người Rục đang chìm trong đói rét và mông muội, nhưng người phụ nữ ấy đã không gục ngã, bà đã vượt qua tất cả để nuôi những đứa con trưởng thành bằng con đường ăn học.