Nét độc đáo của Hội đua bò Bảy Núi

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 14/10, tại huyện Tri Tôn, diễn ra hội đua bò Bảy Núi tranh cúp Truyền hình An Giang lần thứ 28, nhân dịp lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer Nam bộ.
Nét độc đáo của Hội đua bò Bảy Núi ảnh 1

Hai đôi bò tranh tài gay cấn tại hội đua bò Bảy Núi.

Hội đua bò Bảy Núi năm nay có 56 đôi bò ở các huyện: Tri Tôn, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, thị xã Tịnh Biên (An Giang) cùng các đôi bò của huyện Giang Thành (Kiên Giang) tham gia.

Nét độc đáo của Hội đua bò Bảy Núi ảnh 2

Nài bò điều khiển đôi bò về đích.

Ông Trần Minh Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết, đây là hoạt động nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và xây dựng mối quan hệ đoàn kết dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần. Đồng thời, tạo không khí vui tươi phấn khởi nhân dịp lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực. Qua đó, nhằm quảng bá hình ảnh đua bò Bảy Núi đến đông đảo nhân dân trong nước.

Nét độc đáo của Hội đua bò Bảy Núi ảnh 3

Đông đảo người dân cổ vũ đua bò.

Ông Nguyễn Văn Lên, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang cho biết thêm, qua 27 lần tổ chức, hội đua bò Bảy Núi trở thành nét văn hóa độc đáo của cộng đồng vùng Bảy Núi ở huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, thu hút sự quan tâm của du khách và hoạt động du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nét độc đáo của Hội đua bò Bảy Núi ảnh 4

Đông nghẹt người đến xem, cổ vũ đua bò.

Hội đua bò Bảy Núi được tổ chức trong dịp lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà) của bà con dân tộc Khmer Nam bộ, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống dân gian của cư dân làm nông nghiệp lúa nước. Đó là thời gian mà người Khmer bắt đầu chuẩn bị cho vụ lúa mới.

Nét độc đáo của Hội đua bò Bảy Núi ảnh 5

Các đôi bò đua nhau về đích.

Hội đua bò Bảy Núi được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, là một trong những sự kiện văn hóa, thể thao nổi bật của tỉnh An Giang từ nhiều năm nay. Hội đua bò được huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên luân phiên đăng cai tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

TPO - “Hành trình vi chất: Đi khắp nẻo đường - Cùng con vững bước” đã khép lại vào ngày 19/11 tại xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với hơn 850 em nhỏ được thăm khám, phát thuốc và trao quà. Đây là chuyến đi có số lượng trẻ được thăm khám nhiều nhất và cũng để lại nhiều trăn trở nhất cho đoàn thiện nguyện.
Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.
Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

TPO - Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.
Chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất lịch sử

Chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất lịch sử

TPO - Trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia thực hiện từ ngày 22/1 đến tháng 4/2024, giới thiệu nhiều hiện vật từ thời văn hóa Đông Sơn cách đây hàng ngàn năm tuổi. Đặc biệt tại đây cũng trưng bày trống đồng Sao Vàng - trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam đến nay.