Cùng với cây lương thực thì cây chè có vị thế đặc biệt quan trọng, mang lại giá trị, hiệu quả rõ nhất với bà con nhân dân ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Nhiều đồi chè xanh mướt ở Tân Sơn nằm kế tiếp nhau tạo nên khung cảnh độc đáo, đẹp hùng vĩ. |
Với tổng diện tích xấp xỉ 3.000 ha, Tân Sơn là huyện có diện tích chè lớn thứ hai của tỉnh Phú Thọ (sau huyện Đoan Hùng). Cây chè tập trung nhiều nhất ở các xã Minh Đài, Tân Phú, Long Cốc, Tam Thanh, Văn Luông, Mỹ Thuận, Thu Cúc… |
Mấy năm nay những đồi chè tự nhiên ở đây còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều hộ dân ở Tân Sơn đã phát triển homestay (nhà lưu trú), thu hút khách du lịch. |
Ngoài việc cho thuê lưu trú, những người này còn liên kết với các hộ sản xuất chè cho khách trải nghiệm hái những búp chè tươi xanh, thưởng thức chè sạch, thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh... |
Trên địa bàn huyện Tân Sơn còn có nhiều đồi chè có cảnh đẹp hấp dẫn như: Đồi chè xã Long Cốc, Mỹ Thuận, Minh Đài, Văn Luông... |
Phát triển cây chè gắn với du lịch nhằm nâng cao đời sống người dân các vùng trồng chè, đồng thời quảng bá sản phẩm chè Phú Thọ đến với du khách đang được các địa phương nỗ lực triển khai. |
Những đồi chè bát ngát, xanh ngắt |
Với năng suất bình quân 10 tấn/ha, giá bán 3.500-4.000 đồng/kg, mỗi ha chè cho thu về trên dưới 40 triệu đồng. Tỉnh Phú Thọ cũng đang tập trung xây dựng thương hiệu “Chè Phú Thọ” để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của ngành chè. |