Kỳ thú cuộc đua của trai tráng tộc người cưỡi ngựa giỏi nhất Tây Nguyên

0:00 / 0:00
0:00
Xé gió về đích trong cuộc đua ngựa không yên. Ảnh: Võ Trang
Xé gió về đích trong cuộc đua ngựa không yên. Ảnh: Võ Trang
TPO - Khi các đồi cỏ trên cao nguyên Lang Biang đồng loạt nở hoa hồng rực cũng là lúc các chàng trai người Lạch, tộc người cưỡi ngựa giỏi nhất Tây Nguyên, bay bổng với những cuộc đua ngựa không yên kỳ thú.

Vào những tháng cuối năm, buôn làng của người Lạch (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) lại tổ chức những cuộc đua ngựa trong khuôn khổ các lễ hội cồng chiêng, mừng lúa mới hoặc là sự thách đấu giữa các trai làng để phân tài cao thấp, chọn ngựa hay...

Đua ngựa không yên chinh phục các đỉnh núi cao là “cuộc chơi” nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh, sự phóng khoáng của các chàng trai người Lạch.

 Kỳ thú cuộc đua của trai tráng tộc người cưỡi ngựa giỏi nhất Tây Nguyên ảnh 1

Các chàng trai người Lạch cưỡi ngựa leo núi Lang Biang

Chỉ tay về phía sườn núi Lang Biang (nơi nhà thám hiểm, bác sĩ A.Yersin khám phá ra Đà Lạt), già Krajăn Plin bảo ngày trước ông cùng các trai làng thường thi tài cưỡi ngựa ở đó. Sườn núi ấy có độ dốc cao khoảng 30o, thậm chí có chỗ lên tới 45o.

Ngày nay, cuộc đua thường diễn ra trên những đồi cỏ hồng gần hồ Đan Kia-Suối Vàng hoặc trường đua chuyên nghiệp trong làng Cù lần. Ngựa đua phải là loài thuần chủng ở Lang Biang, còn nài ngựa thì cởi trần khoe cơ bắp cuồn cuộn hoặc mặc trang phục thổ cẩm truyền thống.

Cuộc đua diễn ra hết sức quyết liệt. Những con ngựa dũng mãnh tung vó, xé gió lao về phía trước với những sải chân dài khiến bụi bay mù mịt; tiếng hí vang vọng cả khu rừng. Nhiều bất ngờ gay cấn liên tiếp được tạo ra trong suốt thời gian thi đấu. Những kỵ mã cùng nhau tranh tài trong tiếng vỗ tay cổ vũ của khán giả.

 Kỳ thú cuộc đua của trai tráng tộc người cưỡi ngựa giỏi nhất Tây Nguyên ảnh 2

Thi thố trên đường đua ở làng Cù lần

Là một kỵ mã tài hoa, nhiều năm liên tục giành chức vô địch cá nhân tại các giải đua ngựa truyền thống của huyện, anh K’Truik cho biết: Đua ngựa không yên là môn thể thao rất khó và nguy hiểm bởi ngựa đua là những con ngựa thường ngày, chủ yếu đi lại trên nương rẫy, rất khó điều khiển.

 Kỳ thú cuộc đua của trai tráng tộc người cưỡi ngựa giỏi nhất Tây Nguyên ảnh 3

K’Truik và ngựa Ram Bi về nhất trong cuộc đua

Mặt khác, kỵ mã lại không được dùng yên ngựa để cố định thế ngồi, cũng không có bàn đạp chân, chỉ điều khiển ngựa bằng đôi chân và dây cương làm từ thừng bện nên nếu không thành thạo các kỹ năng và điều khiển ngựa khéo léo thì khả năng xảy ra chấn thương rất cao. Nhất là ở những khúc cua gấp, nếu non tay, nài ngựa sẽ bị ngã, có khi còn bị ngựa đè lên người hoặc nghiêm trọng hơn là kéo lê một quãng đường dài.

Bởi thế, ngoài việc chọn ngựa tốt, người đua phải có nhiều kinh nghiệm trong thuần thục ngựa và xử lý khéo léo mới có thể thắng cuộc.

 Kỳ thú cuộc đua của trai tráng tộc người cưỡi ngựa giỏi nhất Tây Nguyên ảnh 4

Bứt phá trên đường đua

Từng là kỵ mã nổi tiếng, già làng Krajăn Plin kể: Từ nhỏ, đã cùng ngựa rong chơi, ngã bùn, ngã suối nên các cậu bé người Lạch thuộc tính nết của ngựa, đoán được những tình huống ngựa có thể ngã, các thế ngã để rồi lựa chiều tiếp đất sao cho khỏi thương vong.

Mỗi lần đi làm rẫy, thăm trâu…, bọn trẻ lại thách nhau băng rừng vượt suối trên lưng ngựa. Đến tuổi 15-16, các chàng trai đã biết chọn ngựa hay, thuần dưỡng chúng và khi đến tuổi cập kê thì chinh phục gái đẹp trên lưng ngựa.

 Kỳ thú cuộc đua của trai tráng tộc người cưỡi ngựa giỏi nhất Tây Nguyên ảnh 5

"Làm xiếc'' trên lưng ngựa

Lạch là tộc người sinh sống lâu đời nhất ở Lang Biang, sớm phát hiện, thuần phục được loài ngựa hoang trong rừng nên tiếng tăm lừng lẫy khắp vùng. Thuở trước, đoàn ngựa cỏ của người Lạch phải thồ sản vật núi rừng vượt hàng trăm dặm về tận dưới xuôi để đổi muối và các loại hải sản khác. Vết chân tròn của ngựa in dấu khắp nơi nên mới có câu phương ngôn “dấu chân Lạch tròn”.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.
Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.