Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê

0:00 / 0:00
0:00
TP - Sáng 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Kinh đô Vạn Lại – Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê”.

Vạn Lại - Yên Trường là trung tâm chính trị của Vương triều Lê Trung Hưng giai đoạn ở Thanh Hóa trước khi về Thăng Long năm 1592. Đến nay, di tích đã bị phá hủy, chỉ còn lại một số di vật rải rác và các dấu vết nền móng dưới mặt đất. Với những giá trị lịch sử - văn hóa tiêu biểu gắn với một giai đoạn lịch sử của đất nước, ngày 4/5/1995, di tích đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cần được bảo vệ và phát huy tác dụng.

Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê ảnh 1

Hiện trạng Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường

Sau gần một năm triển khai với nhiều hoạt động khảo sát, điền dã, khai quật khảo cổ học… Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 48 bản tham luận của các nhà nghiên cứu về Hành cung Vạn Lại – Yên Trường. Các tham luận tập trung vào ba chủ đề chính: Cơ sở tư liệu và những vấn đề chung; Kinh đô Vạn Lại – Yên Trường về quy mô, cấu trúc - lịch sử và hiện trạng; Kinh đô Vạn Lại – Yên Trường về di sản và bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Các tham luận đã làm rõ hơn về diện mạo, quy mô, cấu trúc Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường. Đồng thời, có thêm những đánh giá quan trọng về vị trí, vai trò, những đóng góp cũng như những bài học kinh nghiệm lịch sử của thời kỳ đầu nhà Lê Trung Hưng trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước làm cơ sở để tiếp tục kế thừa, bảo vệ, phát huy những giá trị di sản lịch sử - văn hóa của thế kỷ XVI.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tại Tây Nguyên ghi nhận có trên 1.600 loại cây thuốc, riêng Đắk Nông có hơn 725 loài. Đắk Nông được xem là vùng đất tiềm năng để phát triển trồng một số cây dược liệu trên quy mô lớn. Nhiều loài cây dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi nhận phân bố ở dưới tán rừng tự nhiên thuộc khu vực các xã của huyện Đắk Glong.
Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

TPO - “Hành trình vi chất: Đi khắp nẻo đường - Cùng con vững bước” đã khép lại vào ngày 19/11 tại xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với hơn 850 em nhỏ được thăm khám, phát thuốc và trao quà. Đây là chuyến đi có số lượng trẻ được thăm khám nhiều nhất và cũng để lại nhiều trăn trở nhất cho đoàn thiện nguyện.
Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.
Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

TPO - Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.