Không tổ chức ‘Mùa hội Cỏ hồng’

0:00 / 0:00
0:00
Đồi cỏ hồng lúc hoàng hôn. Ảnh: Võ Trang
Đồi cỏ hồng lúc hoàng hôn. Ảnh: Võ Trang
TPO - Cỏ hồng đang nở hoa rất đẹp nhưng do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên UBND huyện Lạc Dương, Lâm Đồng không tổ chức mùa hội thường niên. Du khách cũng không có cơ hội cổ vũ cho cuộc đua ngựa không yên hấp dẫn của các chàng trai người Lạch trên triền đồi thắm sắc hồng.

Ngày 10/11, UBND huyện Lạc Dương cho biết, hàng năm, huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức “Mùa hội Cỏ hồng Lang Biang” vào cuối tháng 11, thu hút rất đông du khách và người dân địa phương tham gia.

Mùa hội thường diễn ra với loạt chương trình như dựng các tiểu cảnh mang đậm bản sắc cao nguyên để du khách chụp ảnh lưu niệm; tổ chức giao lưu văn hóa, các trò chơi dân gian, đua ngựa không yên của người K’Ho; thi sáng tác ảnh nghệ thuật về đồi cỏ hồng...

Không tổ chức ‘Mùa hội Cỏ hồng’ ảnh 1

Xe cộ nườm nượp vào đồi cỏ hồng mùa lễ hội

Không tổ chức ‘Mùa hội Cỏ hồng’ ảnh 2

Du khách tham quan đồi cỏ hồng ven hồ Đan Kia - Suối vàng

Năm nay, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đã xuất hiện ổ dịch tại đường Duy Tân (tổ dân phố Đăng Gia Dềt B, thị trấn Lạc Dương) nên UBND huyện quyết định ngưng tổ chức Mùa hội Cỏ hồng.

Mặc dù không tổ chức mùa hội nhưng UBND huyện Lạc Dương vẫn tạo điều kiện cho du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm, tham quan và chụp ảnh tại khu vực đồi cỏ hồng, rừng thông và hồ Đan kia – Suối Vàng thơ mộng.

Cỏ hồng là loài cỏ hoang dại, chỉ cao trên dưới 10cm và nở hoa duy nhất một lần trong năm, thường từ tháng 11 và kéo dài khoảng 1 tháng. Màu hồng phơn phớt tím của loại hoa này phủ khắp núi đồi, tạo thành những thảm cỏ hồng mênh mông đẹp như tranh vẽ.

Không tổ chức ‘Mùa hội Cỏ hồng’ ảnh 3

Đồi cỏ hồng lúc mặt trời lên. Ảnh : Võ Trang

Hiện nhiều bạn trẻ hào hứng đổ về khu vực này cắm trại, “săn” ảnh đồi cỏ, chụp ảnh cưới trên “thảo nguyên” cỏ hồng.

Hoàng Minh cùng nhóm bạn ở TP Bảo Lộc đã đến cắm chốt trên đồi cỏ từ đêm qua để “mai phục” khoảnh khắc mặt trời mọc, tia nắng phản chiếu khiến giọt sương trên cỏ trở nên lung linh như tuyết trắng. Có lẽ vì vậy mà cỏ hồng còn có tên là cỏ tuyết.

Không tổ chức ‘Mùa hội Cỏ hồng’ ảnh 4

Sương phủ đồi cỏ hồng

Các thành viên trong nhóm đều cho rằng thời điểm thưởng ngoạn đồi cỏ hồng đẹp nhất là vào sáng sớm. Lúc này, sương sớm vẫn còn bảng lảng, không quá lạnh nhưng cũng đủ khiến mọi người xuýt xoa. Tuy nhiên đứng trước vẻ đẹp của đồi cỏ ngỡ như ở trời Âu này, ai cũng cảm thấy bõ công dậy sớm.

Không tổ chức ‘Mùa hội Cỏ hồng’ ảnh 5

Cắm trại trên đồi cỏ hồng

Minh cùng nhóm bạn cũng bày tỏ sự tiếc nuối vì không được xem đua ngựa không yên. “Em đã một lần tham gia mùa hội, mê cuộc đua ngựa không yên truyền thống của các chàng trai người Lạch. Tiếc là lần này không được cổ vũ cho cuộc đua của loài ngựa vô đối ở Tây Nguyên này”, Minh chia sẻ.

Không tổ chức ‘Mùa hội Cỏ hồng’ ảnh 6

Đua ngựa không yên

Các già làng ở Tây Nguyên cho hay Lạch là tộc người cưỡi ngựa giỏi nhất vùng và sở hữu giống ngựa pha-rô nổi tiếng mà các tay đua ngựa sừng sỏ trong nước luôn tìm cách săn lùng. Mỗi dịp lễ hội, các chàng trai lại bay bổng với những cuộc đua ngựa không yên, “xé gió” chinh phục đỉnh núi.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.