Khôi phục phiên chợ vùng cao trên cung đường đến với Vân Hồ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Huyện Vân Hồ (Sơn La) vừa khôi phục lại phiên chợ truyền thống ở bản Chiềng Đi 2 (xã Vân Hồ) với nhiều nét ẩm thực, văn hóa đặc sắc của vùng cao Tây Bắc. Chợ phiên nằm sát Quốc lộ 6, là điểm hấp dẫn không thể bỏ qua trên cung đường "phượt" Tây Bắc.
Khôi phục phiên chợ vùng cao trên cung đường đến với Vân Hồ ảnh 1

Chợ phiên nằm tại sân vận động bản Chiềng Đi 2 (xã Vân Hồ) cách Quốc lộ 6 chừng 50m. Đây là địa điểm rộng rãi, có bãi đỗ xe dành cho du khách. Chợ được tổ chức vào thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần.

Khôi phục phiên chợ vùng cao trên cung đường đến với Vân Hồ ảnh 2

Chợ phiên Chiềng Đi 2 vừa được huyện Vân Hồ khôi phục hoạt động với các quầy hàng bán nông sản địa phương.

Khôi phục phiên chợ vùng cao trên cung đường đến với Vân Hồ ảnh 3

Các gian hàng được dựng bằng tre, nứa, mái lợp bằng lá cọ, cỏ tranh, mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên...

Khôi phục phiên chợ vùng cao trên cung đường đến với Vân Hồ ảnh 4

Người bán hàng đều là đồng bào người Mông, Thái, Dao ở bản Chiềng Đi 2 và các bản, các xã lân cận.

Khôi phục phiên chợ vùng cao trên cung đường đến với Vân Hồ ảnh 5

Đồ bày bán khá đa dạng, từ thổ cẩm...

Khôi phục phiên chợ vùng cao trên cung đường đến với Vân Hồ ảnh 6

... đến rau, gạo, thịt.

Khôi phục phiên chợ vùng cao trên cung đường đến với Vân Hồ ảnh 7

Các gian hàng ẩm thực đa dạng như thắng cố, thịt hun khói, thịt xiên nướng, gà luộc, trứng nướng.

Khôi phục phiên chợ vùng cao trên cung đường đến với Vân Hồ ảnh 8
Khôi phục phiên chợ vùng cao trên cung đường đến với Vân Hồ ảnh 9
Khôi phục phiên chợ vùng cao trên cung đường đến với Vân Hồ ảnh 10

Đến phiên chợ này, khách du lịch có thể tìm hiểu, khám phá cuộc sống đầy màu sắc của đồng bào Tây Bắc.

Khôi phục phiên chợ vùng cao trên cung đường đến với Vân Hồ ảnh 11

Du khách cũng có thể tham gia các trò chơi dân gian của đồng bào Mông, Thái. Trong ảnh: Du khách tham gia giã bánh dày.

Khôi phục phiên chợ vùng cao trên cung đường đến với Vân Hồ ảnh 12

Tham gia trò chơi "Rồng ấp trứng" tại chợ phiên.

Để quảng bá văn hóa, du lịch, từ cuối tháng 4 vừa qua, chợ phiên Chiềng Đi 2 xã Vân Hồ (Vân Hồ, Sơn La) đã được huyện Vân Hồ khôi phục hoạt động. 42 gian hàng của các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bày bán và giới thiệu các sản phẩm OCOP của địa phương, như: Gạo tẻ râu Song Khủa; măng hốc muối chua, măng nứa sấy khô, thịt hun khói, cơm lam, mận, đào và các loại rau, quả sạch của người dân bản địa.

Đến với phiên chợ du khách còn có thể mua sắm các công cụ sản xuất, sản phẩm thổ cẩm và trang phục của đồng bào dân tộc Mông, Thái; tham quan trải nghiệm làm bánh dày, múa khèn của đồng bào dân tộc Mông…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.