Huyền bí ngọn thác báo tin ở Đắk Lắk

0:00 / 0:00
0:00
Thác H’Ngô
Thác H’Ngô
TP - Vùng đất anh hùng mang trong mình nét đẹp văn hóa đa dân tộc đặc sắc. Những truyền thuyết hấp dẫn xung quanh cảnh quan thiên nhiên còn giữ vẻ đẹp nguyên sơ. Nơi đây đang từng ngày viết lên câu chuyện đẹp về nghĩa tình của đồng bào. Giữa thời hiện đại, họ cùng nhau giữ gìn, phát huy truyền thống tạo nên một điểm du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái hấp dẫn.

Dọc con đường nhựa vào buôn H’Ngô A (xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) là những ngôi nhà xây kiên cố của người M’Nông yên ắng trong ánh nắng chiều. Mùi thơm nồng của rơm phảng phất.

Từng tham gia kháng chiến, bà H’Hôm Byă, vui mừng trước sự đổi thay của buôn mình sinh sống. Buôn H’Ngô hôm nay, cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, trẻ con được đến trường, bà con tích cực tăng gia sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no hơn.

Huyền bí ngọn thác báo tin ở Đắk Lắk ảnh 1

Thần đá lớn nằm giữa dòng suối chảy của thác buôn H’Ngô

“Những vườn cà phê, ruộng lúa xanh mướt do uống dòng nước nghĩa tình từ Thác H’Ngô. Dòng thác cung cấp nguồn nước cho người dân trong buôn sinh hoạt và phục vụ sản xuất, dù có hạn hán đến đâu thì dòng thác chưa từng cạn nước”, bà H’hôm chia sẻ.

Di tích thác buôn H’Ngô, gần kề buôn H’Ngô nơi người dân nuôi giấu bộ đội và in đậm nét đẹp văn hóa của người M’nông. Giọng già Ama Săng (SN 1950) trầm đục, người M’Nông thích sinh sống trên những sườn đồi, bìa rừng gần những con suối, con khe nhỏ.

Cuộc sống yên bình với những mùa gieo gặt, trồng khoai sắn trên nương rẫy, săn bắt hái lượm trong rừng và đánh bắt tôm, cá ở dưới suối, khe. Cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Chính từ sự che chở của thiên nhiên, để rồi văn hóa M’nông được khẳng định từ đó.

Huyền bí ngọn thác báo tin ở Đắk Lắk ảnh 2

Thiếu nữ M’nông bên thác Đắk Tuôr

Men theo dòng thác buôn H’Ngô, nghe già Ama Săng kể về những truyền thuyết gắn liền với ngọn thác biết báo tin... Thác buôn H’Ngô còn có tên gọi khác là: Drai Yang Lơng (Drai là thác, Yang Lơng là thần đá lớn) vì tại thác có một tảng đá rất to nằm giữa dòng thác, nhân dân các buôn lân cận tôn sùng và gọi tên là Yang Lơng - vị thần che chở và bảo vệ sự sống của buôn làng.

Chuyện kể rằng, quanh vùng thác buôn H’Ngô đất đai màu mỡ, mưa thuận gió hòa, nhiều sản vật tự nhiên. Bà con chỉ việc lên rừng lấy thức ăn mà không cần khai hoang, trồng trỉa như các buôn khác.

Một ngày nọ, gió nổi ầm ầm, mây đen trên núi kéo về, trời tối đen như mực khiến dân làng vô cùng hoảng sợ. Thoáng chốc trời lại sáng như thường, dân làng tò mò kéo nhau lên thác xem. Họ nhìn thấy khu vực quanh thác xuất hiện những tảng đá khổng lồ. Trong đó có một tảng đá rất to chắn hết cả dòng chảy. Thấy vậy, bà con trong buôn coi tảng đá này là “Yang Lơng”.

Từ đó thần Yang Lơng luôn che chở và bảo vệ bà con. Không chỉ báo trước những chuyện sắp xảy ra, Yang Lơng còn là vị thần có cảm xúc. Thần có thể thấu hiểu tất cả và gửi thông điệp đến với những mất mát đau thương mà bà con trong buôn gặp phải.

Trong buôn có người đau nặng hay sắp chết ngọn thác đổ nước xuống mạnh, tiếng nước chảy vang vào tận buôn như báo tin cho mọi người. Người dân trong buôn muốn làm việc gì dù lớn hay nhỏ đều mang lễ vật vào thác để cúng thần linh với mong ước mọi việc được suôn sẻ...

“Thác Buôn H’Ngô được công nhận là Di tích danh thắng cấp tỉnh năm 2019, tạo điều kiện cho nơi đây thu hút đầu tư để phát triển, đặc biệt là tập trung khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái gắn với phát triển kinh tế , xã hội”.

Già Ama Săng

Con đường vào xã Cư Pui (huyện Krông Bông) thăm thẳm một màu xanh của đại ngàn. Trong nắng gió xào xạc, dãy Chư Yang Sin sừng sững như một chiến lũy thiên nhiên che chắn cho Krông Bông. Tiếng róc rách của suối Đắk Tuôr làm ta nhớ đến huyền thoại tình yêu không gì ngăn trở giữa một chàng trai Ê Đê và tiên nữ nhà Trời.

Bà H’Blay (buôn Đắk Tuôr, xã Cư Pui) từng tham gia kháng chiến chia sẻ, Di tích lịch sử Quốc gia hang đá Đắk Tuôr là hệ thống hang đá kì vĩ. Đây là nơi trú ẩn an toàn cho các đơn vị chiến đấu xưa. Các Di tích lịch sử ở buôn Đắk Tuôr minh chứng hào hùng của quân và dân Đắk Lắk trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bây giờ, nó trở thành tiềm năng, lợi thế để khai thác, phát triển du lịch, văn hóa, lịch sử.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.