Hàng trăm tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam cử hành lễ Vu Lan, cầu siêu

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chư tăng, ni, sinh của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội cùng đông đảo Phật tử, nhân dân có mặt trong lễ Vu Lan báo hiếu, lễ hội bông hồng cài áo diễn ra tối 27/8 tại học viện (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Nhằm giữ gìn và thể hiện truyền thống tri ân và báo ân của dân tộc Việt Nam nói chung và người con Phật nói riêng, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội trang nghiêm tổ chức pháp hội Vu Lan báo hiếu PL.2567 - DL.2023 tại quảng trường Viên Quang - Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại Hà Nội.

Hàng trăm tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam cử hành lễ Vu Lan, cầu siêu ảnh 1

Đại lễ Vu Lan tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Dự lễ có Hòa thượng, TS. Thích Thanh Đạt, Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Chủ tịch Hội đồng khoa học HVPGVN tại Hà Nội, Đường chủ kiêm Giám luật Hạ trường Sóc Thiên Vương; Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự - Trưởng ban Giáo dục Phật giáo TW GHPGVN, Viện trưởng HVPGVN tại Hà Nội; Đại đức Thích Đạo Mẫn, Chánh Văn phòng HVPGVN tại Hà Nội.

Hàng trăm tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam cử hành lễ Vu Lan, cầu siêu ảnh 2

Đoàn rước trang nghiêm tại Học viện.

Nhân lễ Vu Lan, chư tôn đức của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội thuyết giảng về ý nghĩa của Vu Lan báo hiếu, cũng như truyền thống báo ân tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam.

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân. Sau khi chứng quả vị La Hán, đắc được lục thông liền quan sát khắp các cõi giới để tìm mẹ - bà Thanh Đề khi sống không tin Tam bảo và buông lời phỉ báng, chết đi bị đọa địa ngục.

Vì thương xót mẹ, tôn giả Mục Kiền Liên xuống địa ngục, dâng bát cơm cho mẹ, nhưng cơm vừa đưa lên miệng hóa thành hòn than đỏ rực. Mục Kiền Liên cầu cứu Phật Tổ, được Phật chỉ dẫn muốn cứu được mẹ, ngày rằm tháng Bảy - là ngày chư Phật hoan hỷ, cũng là lúc chư tăng Tự tứ nên thiết lễ Vu Lan Bồn - làm lễ cúng "giải đảo huyền".

Hàng trăm tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam cử hành lễ Vu Lan, cầu siêu ảnh 3

Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện trưởng HVPGVN tại Hà Nội dự đại lễ.

Hàng trăm tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam cử hành lễ Vu Lan, cầu siêu ảnh 4

Chương trình văn nghệ mừng đại lễ Vu Lan.

Cảm kích ân Phật, sau này tôn giả Mục Kiền Liên khuyến khích người thế gian hằng năm vào dịp này tổ chức lễ Vu Lan, cúng dường tăng chúng mười phương, tụng kinh Vu Lan để bảo hiếu cho cha mẹ và cửu huyền thất tổ.

Theo truyền thống Phật giáo Việt Nam, trong lễ Vu Lan còn có nghi thức bông hồng cài áo, thể hiện sự tri ân: hoa hồng vàng dâng Phật - pháp - tăng, hồng đỏ dâng cha mẹ mừng Vu Lan, hồng trắng dành cho những người thiếu vắng cha mẹ...

Hàng trăm tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam cử hành lễ Vu Lan, cầu siêu ảnh 5

Hàng trăm tăng, ni, sinh tề tựu về quảng trường Viên Quang.

Hàng trăm tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam cử hành lễ Vu Lan, cầu siêu ảnh 6

Vu Lan là truyền thống tốt đẹp của Phật giáo, đề cao tinh thần báo hiếu, báo ân.

Với truyền thống tri ân, báo ân, các tăng, ni, sinh Học viện nhân Đại lễ Vu Lan còn cử hành lễ cầu siêu, niệm Phật để thể hiện tinh thần báo hiếu, báo ân.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

TPO - Tối 27/9, Tỉnh đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Câu lạc bộ Thanh niên Phật giáo thành phố Sa Đéc tổ chức chương trình “Vui Trung thu đón Trăng rằm” tại chùa Phước Hưng (thành phố Sa Đéc) cho gần 600 thiếu nhi, đoàn viên, thanh niên và người dân.