Giúp phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, thúc đẩy bình đẳng giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 24/11, Hội Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội thảo “Giải pháp nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số năm 2023”, cải thiện đời sống, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới.
Giúp phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, thúc đẩy bình đẳng giới ảnh 1

Toàn cảnh hội thảo

Hơn 120 đại biểu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, hội phụ nữ 7 huyện và 32 xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng… tham gia hội thảo, bàn giải pháp nâng cao đời sống, kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới.

Các đại biểu tập trung thảo luận, trao đổi, đánh giá thực trạng các mô hình tổ hoặc nhóm sinh kế do phụ nữ làm chủ, ứng dụng công nghệ 4.0 tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn; đồng thời đề ra các giải pháp tháo gỡ những tồn tại, các giải pháp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Bà Cil Bri, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng cho biết, những năm gần đây, Hội Phụ nữ các cấp đã hỗ trợ nhiều tỷ đồng cho gần 600 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; phối hợp, hỗ trợ thành lập hàng chục hợp tác xã, tổ hợp tác và tổ liên kết do phụ nữ làm quản lý với hàng ngàn thành viên; trao 223 mô hình sinh kế trị giá hàng tỷ đồng cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn...

Giúp phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, thúc đẩy bình đẳng giới ảnh 2

Hội phụ nữ hỗ trợ dụng cụ sản xuất cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Tuy nhiên, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, trình độ sản xuất và trình độ nhận thức của phụ nữ DTTS không đồng đều, nhiều vùng chưa được phủ sóng điện thoại 3G, 4G, chưa được kết nối internet, đa số chưa sử dụng điện thoại thông minh, máy vi tính dẫn tới phụ nữ DTTS thuộc các thôn xã đặc biệt khó khăn ít hoặc hạn chế tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ.

Trước tình hình đó, Hội Phụ nữ đã phối hợp với nhiều ban ngành chức năng hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp hội viên phụ nữ vùng đặc biệt khó khăn tiếp cận được công nghệ, nâng cao giá trị sản xuất và sản phẩm, cải thiện đời sống, thúc đẩy bình đẳng giới.

Hội Phụ nữ các cấp cũng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, trong đó có tuyên truyền về bình đẳng giới. Đặc biệt là xây dựng, thiết kế các nội dung, hình ảnh tuyên truyền trên các trang facebook, zalo về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại trẻ em.

Theo bà Phạm Thị Ánh Tuyết, Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh, việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ DTTS vào các hoạt động kinh tế có thu nhập để nâng cao đời sống, kinh tế sẽ giúp phụ nữ DTTS có được tiếng nói trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Qua đó, tạo lập được sự bình đẳng giữa nam và nữ.

Từ sự hỗ trợ tích cực đó, nhiều hội viên phụ nữ DTTS trong tỉnh đã có cơ hội nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới thực chất.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.