Giáo hội Phật giáo tỉnh Đắk Lắk chung tay vì người nghèo

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nhiệm kỳ qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, phòng chống dịch COVID-19 với tổng số tiền từ thiện gần 143 tỷ đồng.

Trong hai ngày 26 - 27/9, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2022–2027. Với chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hội nhập, phát triển”, Đại hội đã bầu 60 vị vào Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk, trong đó có 27 người trong Ban Thường trực.

Hòa thượng Thích Châu Quang được Đại hội suy cử tái nhiệm chức Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2022–2027.

Giáo hội Phật giáo tỉnh Đắk Lắk chung tay vì người nghèo ảnh 1

Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2022-2027

Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 192 cơ sở Phật giáo với trên 600 vị Tăng, Ni; 189.853 tín đồ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 3.600 vị. Giáo hội Phật giáo tỉnh Đắk Lắk đã động viên tăng ni, phật tử tham gia phong trào thi đua yêu nước, an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 với tổng số tiền từ thiện gần 143 tỷ đồng.

Giáo hội Phật giáo tỉnh Đắk Lắk chung tay vì người nghèo ảnh 2

Hòa thượng Thích Châu Quang tái nhiệm chức Trưởng ban trị sự

Định hướng những bước tiếp theo, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tiếp tục rà soát, hướng dẫn lập thủ tục xin cấp phép sinh hoạt tại các điểm, nhóm tự phát đi vào nề nếp ổn định sinh hoạt chính thức; hướng dẫn Tăng, Ni tham gia các hội đoàn thể, thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống tu học và hành đạo của Tăng đoàn, khuyến khích các Tự viện đủ điều kiện mở trường mầm non để con em Phật tử về học, mở rộng chương trình khóa tu mùa hè…

Giáo hội Phật giáo tỉnh Đắk Lắk chung tay vì người nghèo ảnh 3

Cá nhân, tập thể nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh

Giáo hội đồng hành cùng chính quyền địa phương thực hiện chương trình “Chung tay vì người nghèo”, lập quỹ Ban Từ thiện để thuận tiện cho các hoạt động.

Phát biểu tại Đại hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh tin tưởng, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2022–2027 tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Giáo hội; xây dựng quy chế hoạt động sát với thực tế, củng cố khối đại đoàn kết trong nội bộ; hướng dẫn Tăng, Ni, Phật tử sinh hoạt tôn giáo ổn định, chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Giáo hội Phật giáo tỉnh Đắk Lắk chung tay vì người nghèo ảnh 4

Các cá nhân nhận bằng tuyên dương công đức của Trung ương giáo hội phật giáo Việt Nam

Dịp này, các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động Phật sự, từ thiện, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần phát triển bền vững Giáo hội phật giáo Việt Nam được nhận bằng tuyên dương, bằng khen của Trung ương và tỉnh.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

TPO - Tối 27/9, Tỉnh đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Câu lạc bộ Thanh niên Phật giáo thành phố Sa Đéc tổ chức chương trình “Vui Trung thu đón Trăng rằm” tại chùa Phước Hưng (thành phố Sa Đéc) cho gần 600 thiếu nhi, đoàn viên, thanh niên và người dân.
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các tôn giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các tôn giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên

TPO - Thời gian qua, các tôn giáo đã xây dựng hàng nghìn mô hình, triển khai nhiều hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo được sự chuyển biến về nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân ở cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.