Di chỉ khảo cổ Thác Hai có tầng văn hóa dày nhất Tây Nguyên

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Di chỉ khảo cổ học Thác Hai thuộc địa phận thôn 6 (xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) là di chỉ phức hợp, vừa có tính chất cư trú, vừa là khu mộ táng, một công xưởng chế tác mũi khoan đá quy mô lớn.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Bảo tàng Đắk Lắk tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ khảo cổ học Thác Hai lần thứ 2 (năm 2021-2022) vào chiều 27/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Di chỉ khảo cổ Thác Hai có tầng văn hóa dày nhất Tây Nguyên ảnh 1

Các đại biểu tham quan hiện vật được khai quật tại di chỉ Thác Hai

Theo các nhà khảo cổ học, di chỉ có khung niên đại cách ngày nay từ khoảng 3.500 năm đến 2.000 năm và tồn tại kéo dài khoảng 1.000 năm, với hai giai đoạn phát triển sớm muộn khác nhau.

Giai đoạn sớm thuộc Hậu kỳ Đá mới, đại diện là lớp văn hóa chứa mũi khoan, có mộ nồi, mộ đất, đồ tùy táng chôn theo chủ yếu đồ đá và đồ gốm. Giai đoạn muộn thuộc thời đại đồ Sắt, với lớp văn hóa chứa hạt chuỗi thủy tinh, mộ nồi vò chôn theo hạt chuỗi thủy tinh.

Di chỉ khảo cổ Thác Hai có tầng văn hóa dày nhất Tây Nguyên ảnh 2

Lần thu thập thứ 2, thu thập hơn 1.000 mũi khoan đá các loại

Di tích khảo cổ học Thác Hai là di tích phức hợp, vừa có tính chất cư trú, vừa là khu mộ táng, lại vừa là một công xưởng chế tác mũi khoan đá quy mô lớn. Việc phân tích tổng thể cho thấy đây là di chỉ có tầng văn hóa dày nhất ở Tây Nguyên với độ dày khoảng 2m, cho thấy giai đoạn cư trú lâu dài, tính chất di chỉ khá ổn định.

Di chỉ khảo cổ Thác Hai có tầng văn hóa dày nhất Tây Nguyên ảnh 3

Các hiện vật khai quật được ở di chỉ Thác Hai

Tiến sĩ khảo cổ học Trương Đắc Chiến, Bảo tàng lịch sử quốc gia, chủ trì khai quật di khảo Thác Hai cho biết, di chỉ này rất quan trọng đối với nhận thức về lịch sử của Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung.

Di chỉ khảo cổ Thác Hai có tầng văn hóa dày nhất Tây Nguyên ảnh 4

Kỹ thuật chế tác đá của người cổ đạt đến trình độ cao

Di chỉ khảo cổ học Thác Hai được phát hiện đầu năm 2020 và khai quật lần thứ nhất vào tháng 3 năm 2021. Ở lần khai quật thứ 2 thực hiện từ cuối năm 2021 đến nay, các nhà khảo cổ đã thu thập được một khối lượng di tích, di vật phong phú như: rìu bôn đá, đồ gốm, đồ thủy tinh, mộ táng, hơn 1.000 mũi khoan đá các loại và hàng vạn mảnh tước nhỏ.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.