TPO - Khi ánh bình minh vừa ló rạng trên biển cũng là lúc ngư dân làng chài ven biển Hà Tĩnh nhộn nhịp kéo lưới mang hải sản vào bờ.
Khoảng 5h sáng, ánh bình minh đã trải dài trên biển huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Thời điểm này cũng là lúc ngư dân vùng biển đang thu lưới mang theo cá, tôm vào bờ.
Trừ ngày biển động, còn lại quanh năm người dân đều ra biển để đánh bắt cá, hộ thì đi thuyền ra xa, cũng có những người kéo lưới gần bờ.
Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá.
Dọc bờ biển, có hàng chục ngư dân cùng nhau kéo lưới. Lưới được ngư dân buộc cố định ở hai đầu để kéo vào bờ.
Ở mỗi đầu dây sẽ có 7- 10 người tham gia kéo lưới. Mỗi người dùng sức, bước nhịp đều theo nhau để kéo lưới vào bờ.
Theo người dân nơi đây, họ dậy từ lúc 3h sáng để ra biển kéo cá. Mỗi lần kéo lưới phải mất từ 1-2 giờ, một mẻ lưới như thế này mới có thể vào bờ thành công.
.
Từng mẻ cá trong lưới lần lượt được đưa lên bờ trong niềm vui, hạnh phúc của ngư dân.
Khoảng 6h-6h30, khi bầu trời bừng sáng cũng là lúc các mẻ cá lần lượt được đưa vào bờ. Ngay tại đây tiểu thương đứng chờ để thu mua.
Khi kéo gần đến bờ, lưới được vây thành vòng tròn, mỗi người một nhiệm vụ.
Ngư dân phấn khởi khi thu hoạch được khá nhiều cá. Đây được xem là mẻ lưới thành công trong buổi sáng, được phân loại, bán ngay tại bờ.
TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.
TPO - Tới miền Tây xứ Nghệ vào khoảng thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, ôm ấp bởi những làn mây trắng tinh khôi kì ảo đẹp tựa chốn thiên đường.
TPO - Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.
TPO - Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.
TPO - Mặc dù đang lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm nhưng đình làng Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) lại không có ván bưng các mặt mà hoàn toàn để trống khiến nhiều du khách không khỏi tò mò.