Đề xuất các giải pháp gỡ khó cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sáng 13/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong thời gian tới.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn liên quan đến áp dụng quy định của một số luật chuyên ngành, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bổ sung một số giải pháp chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình trong thời gian tới.

Đề xuất các giải pháp gỡ khó cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Cụ thể, Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp:

Về thẩm quyền quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất;

Sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ chủ trì liên kết (doanh nghiệp, hợp tác xã), nhóm hộ gia đình thực hiện phát triển sản xuất và việc quản lý tài sản hình thành sau hỗ trợ;

Giao danh mục dự án, công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp thực hiện theo cơ chế đặc thù trong giao kế hoạch đầu tư công trung hạn;

Giao dự toán kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương hàng năm;

Cơ chế ủy thác nguồn vốn ngân sách nhà nước qua hệ thống ngân hàng để hỗ trợ thực hiện các Chương trình.

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, về nguyên tắc xử lý, Đoàn giám sát của Quốc hội đề xuất, căn cứ vào tình hình thực tiễn, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đồng ý chủ trương đối với nội dung đề xuất của Chính phủ, cho phép quy định các nội dung về giải pháp, cơ chế đặc thù trong Nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội mà không ban hành Nghị quyết riêng.

Về thời gian thực hiện, thống nhất với đề xuất của Chính phủ là chỉ áp dụng quy định đến hết năm 2025 để phù hợp với thời gian thực hiện các Chương trình. Sau đó, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

Nhất trí với đề xuất của Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, cần có sự thay đổi trong các quản lý các Chương trình theo hướng đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, giao vốn cho địa phương chịu trách nhiệm lồng ghép, chú ý cân bằng giữa vốn sự nghiệp với vốn đầu tư.

“Hiện nay, chúng ta vẫn quản lý các Chương trình theo hướng rất chặt chẽ, dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện”, ông Hải nói, và lưu ý, trong tổ chức thực hiện, cần phân định rõ giữa khoản đầu tư và khoản hỗ trợ của ngân sách nhà nước.

Đề xuất các giải pháp gỡ khó cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 2

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng nhấn mạnh, bất cứ giải pháp nào có thể khắc phục được tình trạng chậm triển khai các Chương trình, thì cố gắng làm, nhưng cần báo cáo rõ với Quốc hội.

Kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao công tác chỉ đạo 3 Chương trình của Chính phủ, đã sớm phát hiện để đề xuất tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh trong thực tế.

Đoàn giám sát đã thực hiện trách nhiệm được giao, bước đầu thẩm tra sơ bộ Tờ trình của Chính phủ và có ý kiến chính thức trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với các giải pháp do Chính phủ đề xuất và thống nhất tên gọi là cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc 3 Chương trình.

Riêng thí điểm việc phân cấp cho cấp huyện chủ động quyết định, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện các Chương trình giao Chính phủ nghiên cứu, thiết kế trình Quốc hội trong thời điểm thích hợp. Trong đó, cần làm rõ thời gian thí điểm, địa bàn thí điểm.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Có một người mẹ Rục như thế...

Có một người mẹ Rục như thế...

TP - Năm 2006, chồng của bà Hồ Thị Pấy qua đời, để lại 8 đứa con nheo nhóc, đứa lớn 12 tuổi, đứa út mới 8 tháng tuổi. Thời điểm ấy, cả tộc người Rục đang chìm trong đói rét và mông muội, nhưng người phụ nữ ấy đã không gục ngã, bà đã vượt qua tất cả để nuôi những đứa con trưởng thành bằng con đường ăn học.