Để bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo Nghị quyết mới của HĐND tỉnh Đắk Lắk về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, sẽ có 50 đội chiêng trong các buôn, làng của tỉnh được cấp chiêng; những đội văn nghệ tiêu biểu có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng sẽ được cấp trang phục.

Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã đề ra mục tiêu: đến năm 2025, tất cả các buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh sẽ có đội chiêng, đội văn nghệ; các huyện, thị xã, thành phố đều tổ chức các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng và chỉnh chiêng, tổ chức phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống gắn với các hoạt động bảo tồn văn hóa cồng chiêng; 100% số trường Dân tộc nội trú tổ chức hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa về văn hóa cồng chiêng…

Để bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk ảnh 1

Trao trang phục truyền thống cho đội nghệ nhân buôn Cuah A . Ảnh: Báo Đắk Lắk

Theo đó, hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng sẽ đa dạng các hình thức như: Phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu gắn với sinh hoạt văn hóa cồng chiêng; nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi, khai thác, truyền dạy và nâng cao hiệu quả sử dụng các bài chiêng cổ của dân tộc tại chỗ Ê Đê, M'Nông trong sinh hoạt cộng đồng; xây dựng mô hình điểm buôn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng; hỗ trợ nghệ nhân cồng chiêng; tổ chức đưa di sản văn hóa cồng chiêng vào Trường Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh,…

Cũng theo nghị quyết, sẽ có 50 đội chiêng trong các buôn, làng trong địa bàn của tỉnh được cấp chiêng; những đội văn nghệ tiêu biểu có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng sẽ được cấp phát những bộ trang phục truyền thống phù hợp với các dân tộc.

Trước đó, vào tháng 9/2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với chính quyền địa phương cấp 10 bộ trang phục nữ truyền thống dân tộc M’Nông cho đội nghệ nhân buôn Jiê Yuk, xã Đắk Phơi và 11 bộ trang phục truyền thống người Ê Đê (4 bộ trang phục nữ và 7 áo nam) cho buôn Cuah A, xã Yang Reh, huyện Krông Bông.

Theo Kế hoạch đến hết năm 2021 (âm lịch), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk sẽ cấp 60 bộ trang phục truyền thống và 3 bộ chiêng cho các buôn đồng bào DTTS trong tỉnh.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.