Đặc thù trong triển khai bình đẳng giới ở vùng đất của người K’Ho

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chị Ka Dim cùng các hội viên Hội phụ nữ xã Tân Thượng đã đồng cảm, chia sẻ, giúp nhiều phụ nữ tự tin trong cuộc sống, thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng người K’Ho.
Đặc thù trong triển khai bình đẳng giới ở vùng đất của người K’Ho ảnh 1

Tiết mục sân khấu hóa tuyên truyền về xóa bỏ định kiến giới và phong tục lạc hậu

Tranh thủ tiếng nói của người có uy tín

Cùng với các xã thị trấn khác của huyện Di Linh (Lâm Đồng), xã Tân Thượng đang tập trung tuyên truyền các nội dung liên quan đến Tháng hành động bình đẳng giới với chủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới, xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.

Các hình thức tuyên truyền khá đa dạng như truyền thông trực tiếp thông qua các buổi sinh hoạt của Hội, mô hình CLB; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội; chuyển tải các thông điệp, hình ảnh truyền thông của Tháng hành động tại nơi công cộng.

Hội phụ nữ phối hợp với ban ngành chức năng triển khai các hoạt động chăm lo cho phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân bị xâm hại, bạo lực...

Xã Tân Thượng còn tổ chức các hoạt động nhằm tăng quyền năng, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ; chú trọng tăng cường theo dõi kiểm tra, giám sát hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại địa phương; phát hiện, biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác bình đẳng giới.

Chị Ka Dim (38 tuổi, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Tân Thượng) cho biết, khoảng 90% dân số của xã là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là tộc người K’Ho với tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống còn nhiều khó khăn. Do đó việc tuyên truyền về bình đẳng giới có những nét đặc thù.

Cụ thể, Hội phụ nữ xã thường xuyên tranh thủ tiếng nói của các chức sắc tôn giáo và người có uy tín để phối hợp tuyên truyền các nội dung liên quan đến Luật hôn nhân gia đình, Luật bình đẳng giới… để xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu.

Những người có uy tín trong cộng đồng vận động các gia đình, dòng họ thay đổi nếp sống, cách làm; giúp phụ nữ K’Ho tự tin, mạnh dạn hơn, khẳng định được vị trí vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Từ đó, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Đặc thù trong triển khai bình đẳng giới ở vùng đất của người K’Ho ảnh 2

Chị Ka Dim đi đầu trong việc trồng bơ đặc sản nâng cao thu nhập

Nhiều phụ nữ ở Tân Thượng được hỗ trợ vốn, nghề nghiệp, kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi để chủ động phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.

Đến nay, ngân hàng chính sách đã cho 170 hộ vay với dư nợ hơn 6 tỷ đồng. Hội phụ nữ còn duy trì và nhân rộng mô hình tổ hùn vốn, tiết kiệm để hỗ trợ hàng chục hộ vay số tiền hơn 270 triệu đồng…

Nhờ vậy, ước đến cuối năm 2023, có 20 trong số 54 hộ nghèo ở xã Tân Thượng thoát nghèo.

"Trong gia đình, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau..."

Thực hiện liên tịch số 05/CP, Hội phụ nữ xã Tân Thượng đã nhận cảm hóa, giáo dục 8 trẻ em hư tại địa phương. Đến nay, các cháu có nhiều tiến bộ, hòa nhập với cộng đồng.

Thực hiện chương trình “mẹ đỡ đầu”, Hội phụ nữ xã phát động thu gom phế liệu, bán lấy tiền hỗ trợ 4 trẻ mồ côi và 2 phụ nữ lớn tuổi, neo đơn. Hội phụ nữ còn xin trợ cấp cho trẻ em bị bệnh, tàn tật, bỏ học để động viên các em tiếp tục cắp sách đến trường.

Trước tình trạng đầu năm 2023 có 1 trẻ vị thành niên lấy vợ sớm, các cán bộ phụ nữ tăng cường bám sát địa bàn, tuyên truyền, vận động người dân về tác hại của tình trạng tảo hôn để tránh xảy ra những trường hợp tương tự.

Hội phụ nữ xã còn phối hợp với cơ quan chức năng triển khai các chương trình “Mẹ dạy tiếng Việt cho trẻ”, “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”; vận động giúp đỡ những hội viên có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo…

Mặt khác, chị Ka Dít cùng cán bộ các thôn tuyên truyền, vận động làm đường, xây hàng chục sân bê tông cho các gia đình để trẻ em có sân chơi rộng rãi, an toàn.

Trao đổi về mục tiêu xóa bỏ định kiến giới, chị Ka Dim chia sẻ: Hiện nay Việt Nam đã có Luật bình đẳng giới, Luật bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Nam hay nữ đều có vai trò, vị trí ngang nhau, được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thụ hưởng sự phát triển đó.

“Điều quan trọng là nhà trường và gia đình phải phối hợp giáo dục bé trai biết tôn trọng, che chở cho bé gái. Còn trong gia đình, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, cùng chia sẻ việc nhà, quyết định các công việc trong gia đình và được chia tài sản như nhau”, chị Ka Dim nhấn mạnh.

Chị Hà Thị Thùy Linh, Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Di Linh cho hay, Hội phụ nữ xã Tân Thượng nhiều năm liền là đơn vị xuất sắc, được các cấp Hội ghi nhận, khen thưởng. Riêng chị Ka Dim được Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam tuyên dương là một trong những cán bộ Hội cơ sở giỏi năm 2023.

MỚI - NÓNG
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
TPO - Ngày 20/11, Đoàn Thanh niên Học viện Phụ nữ Việt Nam (HVPNVN) tổ chức cuộc thi "Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới" để góp phần hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Dịp này, sinh viên học viện có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, kiến thức về bình đẳng giới và cùng lan toả thông điệp của chương trình tới các bạn đoàn viên, thanh niên trên mạng xã hội. 

Có thể bạn quan tâm

Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Vào đúng ngày Quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11/2023), đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), Tập đoàn TH, Viện Phát triển Sức khoẻ Cộng đồng Ánh Sáng (Viện LIGHT), Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) đã cùng nhau thực hiện nghi thức Cam kết hành động để cùng nhau hành động xóa bỏ mọi hình thức bạo lực với phụ nữ và trẻ em.
Người nông dân xứ Lạng tự hào với đặc sản quê mình. Ảnh: Duy Chiến

Thổi hồn cho 'hồng vành khuyên' treo gió

TP - Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), Vương Thị Thương, 34 tuổi đã học hỏi, ứng dụng công nghệ tăng giá trị hồng vành khuyên địa phương đem lại cuộc sống mới cho người nông dân.
Các chị em ở Cửa tiệm hạnh phúc mang sản phẩm đến giới thiệu ở các chợ phiên, chợ đêm, các cuộc thi khởi nghiệp…

Vải vụn 'vá lành' những vành trăng khuyết

TP - Những mảnh vải vụn, vốn là rác thải ngành may, lại trở thành sinh kế của nhiều chị em phụ nữ yếu thế ở Hội An (tỉnh Quảng Nam), “vá lành” những vành trăng khuyết. Qua những đôi bàn tay khéo léo, vải vụn được tái sinh thành những món đồ handmade (làm bằng tay) độc đáo, hữu dụng.