Cống hiến vì buôn làng

0:00 / 0:00
0:00
Thầy Y Bih Êban (phía trước), giáo viên Trường THCS Phan Chu Trinh cùng đội tình nguyện đi cắt cỏ giúp dân khu phong tỏa
Thầy Y Bih Êban (phía trước), giáo viên Trường THCS Phan Chu Trinh cùng đội tình nguyện đi cắt cỏ giúp dân khu phong tỏa
TP - Cả nhà mắc COVID-19, con bị bệnh hiểm nghèo, nhưng với tinh thần cống hiến vì buôn làng, vì nhân dân, các thầy giáo, sĩ quan quân đội đã nén niềm riêng tiếp tục xông pha nơi tuyến đầu chống dịch.

Cả nhà mắc COVID-19, thầy giáo vẫn giúp dân

“Tôi bàng hoàng khi nghe tin bố mẹ, vợ con bị mắc COVID-19”, thầy Y Bih Êban- giáo viên dạy Toán Trường THCS Phan Chu Trinh (xã Cư Né, huyện Krông Búk, Đắk Lắk) nhớ lại.

“Khi ấy là ngày 25/8, tôi đang chăn bò giúp một hộ dân trong buôn Drao phải đi cách ly cả nhà vì COVID-19. Nhận tin, tôi đơ cả người, gọi điện về nhà bảo vợ con đi làm xét nghiệm thêm rồi mình chạy theo sau. Vợ và con gái đầu lòng mới 11 tháng tuổi đều dương tính với SARS-CoV-2. Nhìn vợ con lủi thủi ôm đồ đạc lên xe cứu thương vào khu điều trị tuyến huyện, còn bố mẹ già phải chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh, tôi lặng người đi...”, thầy Y Bih kể.

Chị H’Nguốp Niê- Bí thư Huyện Đoàn Krông Búk (Đắk Lắk) cho biết, ngay khi có quyết định phong tỏa buôn Drao và buôn Ktơng Drun, Đoàn xã Cư Né chủ động thành lập Đội Thanh niên tình nguyện phản ứng nhanh, đảm nhận những phần việc trong vùng phong tỏa, giúp dân, giúp các em nhỏ có bố mẹ là F0 đang điều trị bệnh. Tuy ở vùng nguy hiểm nhưng tinh thần các bạn trong đội đều nhiệt tình, trách nhiệm và lăn xả hết mình. Đặc biệt, thầy Y Bih Êban, dù gia đình đều bị F0, đang điều trị bệnh nhưng anh vẫn cố gắng cùng đồng đội tích cực giúp bà con buôn làng.

Trước đó thầy Y Bih tham gia đội tình nguyện, không tiếp xúc với gia đình nên không thuộc diện F1. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tại nhà 2 ngày, thầy tiếp tục trở lại cùng đồng đội giúp người dân trong buôn đang bị phong tỏa cắt cỏ cho bò, chăm lợn, xay xát gạo, đi chợ giúp dân... Giúp dân các việc, thầy Y Bih còn đi tuyên truyền, nhắc nhở bà con trong buôn không tụ tập, thực hiện 5K, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Mỗi khi hoàn tất các công việc, thầy Y Bih không quên gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe bố mẹ và vợ con đang điều trị trong bệnh viện. “Mấy ngày đầu tôi rất lo lắng vì bố mẹ, vợ bị sốt, ho. Thương nhất là con gái còn quá nhỏ, bị sụt sịt, tôi ăn cơm không nổi. Những ngày sau, các thành viên trong gia đình khỏe dần, tôi rất biết ơn bác sĩ, tự hứa làm thật nhiều việc tốt để giúp bà con buôn làng”, thầy Y Bih chia sẻ.

Hiện sức khỏe của bố mẹ, vợ và con thầy Y Bih đã dần ổn định. Năm học mới đã bắt đầu, ngoài dành thời gian cho học trò của mình, thầy Y Bih tiếp tục tham gia các hoạt động hỗ trợ bà con buôn làng.

Không bỏ cuộc

Những ngày này, thiếu tá Y Bhưn Niê, Trợ lý binh chủng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) vẫn luôn có mặt tại tuyến đầu, cùng đồng đội tuần tra, chốt chặn trên các tuyến đường và thực hiện nhiệm vụ trong khu cách ly y tế tập trung. Ít ai biết, phía sau con người nghiêm nghị này đang giấu kín nỗi đau con trai bị mắc căn bệnh ung thư máu.

Con trai của thiếu tá Y Bhưn Niê là Y Khôi Ayun (15 tuổi), vốn rất nhanh nhẹn, thông minh, học giỏi. Thế nhưng, đầu năm 2020, Y Khôi hay bị ốm yếu, mặt mũi chân tay xuất hiện hàng trăm nốt đỏ, nốt đen. Thiếu tá Y Bhưn Niê xin nghỉ phép, đưa con vào Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) khám bệnh rồi bàng hoàng nhận tin con bị ung thư máu.

Từ đó đến nay, đều đặn mỗi tháng một lần, vợ chồng anh thay nhau bắt xe đưa con vào bệnh viện tái khám, điều trị. Tài sản, vật dụng có giá trị trong nhà lần lượt đội nón ra đi, nhưng hai vợ chồng vẫn động viên nhau chăm sóc con.

Những tháng gần đây, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Y Khôi không thể đi khám và điều trị nên sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều. Thương con, thiếu tá Y Bhưn nén nỗi lo riêng, vẫn ngày đêm thực hiện nhiệm vụ. Điều anh mong mỏi nhất lúc này là dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát, để cậu con trai có cơ hội được điều trị.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.