Chùa Tân Thanh- cột mốc tâm linh nơi biên ải

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chùa Tân Thanh nằm ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh thuộc xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 28 km về phía Tây Bắc và cách đường biên giới Việt – Trung chừng 300 mét.

Chùa Tân Thanh có kiến trúc thuần Việt mang đậm đà bản sắc văn hóa Bắc Bộ, được xây dựng từ năm 2015, với diện tích 21ha. Riêng ngôi Tam Bảo đã rộng 1300 m2.

Trong khuôn viên chùa có trên 100 pho tượng và khoảng 1.000 cây xanh các loại, trong đó gần một nửa là những cây hoa đào bung cánh rực rỡ mỗi dịp xuân về.

Chùa Tân Thanh- cột mốc tâm linh nơi biên ải ảnh 1
Chùa Tân Thanh- cột mốc tâm linh nơi biên ải ảnh 2

Chùa Tân Thanh nơi biên ải xứ Lạng -Ảnh: Duy Chiến

Chùa Tân Thanh- cột mốc tâm linh nơi biên ải ảnh 3
Chùa Tân Thanh- cột mốc tâm linh nơi biên ải ảnh 4

Thượng tọa Thích Quảng Truyền, Phó Trưởng ban Trị sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn, trụ trì chùa Tân Thanh cho biết: Ngôi chùa có một điểm hết sức đặc biệt là mỗi viên gạch xây dựng đều được đúc nổi dòng chữ “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, khẳng định ngôi chùa không chỉ là một địa chỉ tâm linh, văn hoá mà còn là cột mốc chủ quyền vững chãi nơi biên cương của Tổ quốc.

“Có thể nói, đây là cột mốc chủ quyền thể hiện nền văn hóa của người Việt. Ngôi chùa nhắc nhở tất cả chúng ta phải yêu chuộng hòa bình, yêu giang sơn hơn, cùng nhau xây dựng quê hương đất nước ngày càng ấm no, phồn vinh”. Thượng tọa Thích Quảng Truyền nói.

Chùa Tân Thanh- cột mốc tâm linh nơi biên ải ảnh 5

Những cánh đào đỏ thắm khi tết đến, xuân về -Ảnh: Duy Chiến

Chùa Tân Thanh- cột mốc tâm linh nơi biên ải ảnh 6

Lạng Sơn được coi là xứ sở hoa đào. Hiện nay, ở chùa Tân Thanh có hàng trăm cây đào tiên khoe sắc thắm -Ảnh: Duy Chiến

Chùa Tân Thanh- cột mốc tâm linh nơi biên ải ảnh 7

Hoa đào làm ngôi chùa Tân Thanh thêm rực rỡ. Ảnh: Duy Chiến

Phật tử Phạm Thị Dung, 63 tuổi, du khách đến từ quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ: “Tôi đến ngôi chùa này lễ phật 2 lần. Gia đình tôi khi đến đây đã được trải nghiệm rất nhiều, kết hợp mua sắm, tham quan, vãn cảnh chùa và được biết thêm rất nhiều điều thú vị”.

Bà Nguyễn Thị Lợi, cư dân sống ở thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) cho biết, gia đình bà thường đến thăm, thắp nhang tại chùa Tân Thanh. "Khi đến nơi này, mọi người như tìm thấy sự an lạc cho mình. Du khách thập phương đến chùa sẽ hiểu hơn về ý nghĩa của ngôi chùa, về quê hương, đất nước".

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.