Chàng trai dân tộc lan tỏa tiếng khèn Mông, góp phần xóa bỏ bất bình đẳng giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Anh Giàng Sèo Lìn, Bí thư Chi đoàn thôn Thèn Ván, xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy khèn Mông – một nét đẹp văn hoá, tinh thần của dân tộc Mông mà còn đóng góp tích cực vào xoá bỏ hủ tục, bất bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Truyền cảm hứng học và bảo tồn, phát huy Khèn Mông

Anh Giàng Sèo Lìn cho biết, người Mông ở Hà Giang có số dân đông nhất với gần 250.000 người, chiếm khoảng 32% dân số toàn tỉnh (Theo số liệu thống kê đến 31/12/2014), phân bố hầu khắp ở 11 huyện, thành phố.

Khèn Mông có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần của người Mông, tuy nhiên nó từng đứng trước nguy cơ mai một vì người trẻ không mặn mà. Trước thực trạng đó, từ năm 2003 chàng trai trẻ Giàng Sèo Lìn đã tự đi học khèn Mông, sau đó đi trình diễn ở các lễ hội của người Mông.

Chàng trai dân tộc lan tỏa tiếng khèn Mông, góp phần xóa bỏ bất bình đẳng giới ảnh 1

Anh Giàng Sèo Lìn trong một lần biểu diễn Khèn Mông

Anh truyền niềm đam mê của mình qua việc dạy khèn Mông cho 2 con trai của mình. Hai con của anh học Khèn rất nhanh, và thường đi thi, biểu diễn ở nhiều sự kiện ở trong tỉnh và từng đạt giải Nhất khèn Mông huyện Xín Mần, huyện Bắc Quang, giải A tỉnh Hà Giang cuộc thi khèn Mông dân tộc thiểu số. Hình ảnh của hai con trai anh đi biểu diễn khèn Mông cũng truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ Hà Giang học loại nhạc cụ dân tộc này.

Nắm bắt được nhu cầu đó, năm 2019, anh bắt đầu mở CLB học khèn Mông miễn phí ngay tại nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số, dạy miễn phí ở các trường học vào thứ 7, Chủ nhật hàng tuần. Dịp nghỉ hè tháng 7,8 hàng năm, anh cũng tổ chức dạy miễn phí cho học sinh. Nhờ đó, bộ môn khèn Mông hồi sinh và trở thành nét đẹp văn hoá thường người của bà con dân tộc Mông.

Chàng trai dân tộc lan tỏa tiếng khèn Mông, góp phần xóa bỏ bất bình đẳng giới ảnh 2

Học sinh đến học khèn Mông miễn phí do anh Giàng Sèo Lìn dạy

Anh Lìn cho biết, học thổi khèn Mông rất khó, dù học nhiều nhưng không phải ai cũng có thể thành thợ khèn và am hiểu hết được những giai điệu, âm thanh của cây khèn. Để trở thành một người thổi khèn giỏi, người con trai Mông phải tập khèn từ khi 12 - 13 tuổi, có thân hình khỏe mạnh, mềm dẻo, nhịp nhàng, nhưng quan trọng hơn cả là cách lấy hơi rèn khí để hơi được sâu, được dài.

Động tác khó nhất khi múa khèn là vừa ôm khèn, vừa lăn mình, nhảy điệu “đá gà”, “đá ngựa” mà tiếng khèn vẫn kêu không dứt. Để biểu diễn được những động tác này với khoảng trên dưới 30 khúc nhạc đòi hỏi người chơi khèn phải mất rất nhiều công tập luyện với niềm đam mê mới có thể thực hiện được.

Chàng trai dân tộc lan tỏa tiếng khèn Mông, góp phần xóa bỏ bất bình đẳng giới ảnh 3

Khèn Mông được đông đảo học sinh hưởng ứng

Anh chia sẻ thêm, khèn không chỉ dành riêng cho các chàng trai Mông thổi và múa mà còn múa cùng với các thiếu nữ Mông. Múa đôi trai gái thường đá gót chân vào nhau, lướt đều và quay đổi chỗ cho nhau.

"Khèn Mông ngày nay không chỉ sử dụng trong đám ma, đám cưới, lễ hội mà còn được các chàng trai Mông khoác bên mình khi xuống chợ. Sau bữa rượu thắng cố và mèn mén bên bạn hiền, tiếng khèn điệu múa của các chàng trai, cô gái Mông lại được cất lên như suối reo, gió ngàn giữa thiên nhiên bao la. Thổi và múa khèn không chỉ thể hiện sự tài hoa, khéo léo của người đàn ông Mông mà qua đó còn thể hiện sức sống mạnh mẽ, sự can trường, dũng cảm bám trụ trên vùng cao nguyên đá khốc liệt đầy sương gió của núi rừng”, anh Giàng Sèo Lìn chia sẻ.

Xoá bỏ bất bình đẳng giới

Bên cạnh phát triển Khèn Mông, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông, anh Giàng Sèo Lìn tích cực trong xóa bỏ các hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu và xoá bỏ bất bình đẳng giới. Trước đây, đồng bào dân tộc Mông có phong tục chôn người chết qua việc xem ngày dẫn đến tình trạng nhiều người chết 4-5 ngày mới làm đám ma.

Chàng trai dân tộc lan tỏa tiếng khèn Mông, góp phần xóa bỏ bất bình đẳng giới ảnh 4

Anh Giàng Sèo Lìn nhận khen thưởng thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VII, năm 2023. Ảnh: Bảo Anh

Từ thực tế đó, Giàng Sèo Lìn đề xuất, làm đám tang, chôn cất người chết trong vòng 28 giờ đồng hồ. Nếu người dân tuân thủ làm đúng trong thời gian đó thì người dân trong bản làng sẽ đóng góp mỗi gia đình 50 nghìn đồng cho gia đình có tang làm đám, hỗ trợ chôn cất; ngược lại nếu gia đình nào vi phạm, vượt quá thời gian trên thì sẽ không nhận được hỗ trợ của bà con nhân dân.

Quy định này được chàng trai Giàng Sèo Lìn đưa vào quy ước của thôn bản được mọi người hưởng ứng chấp hành nghiêm túc, tạo nên nếp sống văn hoá, văn minh trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Chàng trai dân tộc lan tỏa tiếng khèn Mông, góp phần xóa bỏ bất bình đẳng giới ảnh 5

Anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam trao khen thưởng anh Giàng Sèo Lìn tại Đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VII, năm 2023. Ảnh: Bảo Anh

Đặc biệt, anh là người góp phần xoá bỏ bất bình đẳng giới ở địa phương. Anh cho biết, trước đây, các sự kiện, công việc trong thôn bản đều do đàn ông, con trai đảm trách, đứng đầu. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, phụ nữ, con gái đồng bào dân tộc Mông được coi trọng, bình đẳng.

Theo đó, với những phụ nữ giỏi, có năng lực tốt đều được giao làm các nhiệm vụ trưởng ban, phó ban, tổ trưởng trong các chương trình, sự kiện hay ma chay, hiếu hỉ của thôn bản. “Nhiều năm nay, chị em phụ nữ ở quê tôi đều được tín nhiệm giao đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng”, anh Giàng Sèo Lìn nói.

Bên cạnh đó, trước đây, quan niệm chỉ có đàn ông con trai mới được học thổi khèn Mông nhưng anh Giàng Sèo Lìn đề xuất bất cứ ai có năng khiếu đều được đi học. Thậm chí, với những gia đình, con trai không có năng khiếu thổi khèn Mông thì anh Giàng Sèo Lìn ưu tiên dạy cho con gái, phụ nữ học thổi khèn Mông, vừa góp phần bảo tồn, phát huy văn hoá dân tộc, vừa góp phần tuyên truyền bình đẳng giới ở địa phương.

Anh Giàng Sèo Lìn là một trong 420 đại biểu tham gia Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VII, năm 2023.

Anh được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chứng nhận Bí thư Chi đoàn tiêu biểu toàn quốc năm 2021.

Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Giang tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng “Gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” năm 2022.

Ban tổ chức giải báo chí của Đảng bộ tỉnh Hà Giang về xây dựng đảng năm 2022 Chứng nhận nhân vật tiêu biểu trong việc Gương mẫu trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Hào hứng tham gia chương trình truyền thông phòng chống xâm hại trẻ em. Ảnh: Duy Chiến

Sôi nổi chiến dịch truyền thông kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em Lạng Sơn

TPO - Sáng 12/12, Tỉnh Đoàn phối hợp với các sở ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiến dịch truyền thông kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể của tỉnh và trên 300 học sinh đại diện cho hơn 204 nghìn trẻ em toàn tỉnh.
Việt Nam sắp diễn ra Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới

Việt Nam sắp diễn ra Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới

TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra thông báo Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới với chủ đề “Tiếp cận toàn diện về bình đẳng giới trong và thông qua thể thao” (Comprehensive approach for gender equality in and through sports) sẽ diễn ra từ ngày 9 - 12/1/2024 tại Hà Nội.
Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.
Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TPO - Ngày 4/12, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Chương trình Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.