Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

0:00 / 0:00
0:00
TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.

Chúng tôi gặp các thành viên CLB Cồng chiêng trẻ buôn Ea Súp (thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, Đắk Lắk) tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk năm 2022. Y Rô Ben Ksơr mới 7 tuổi đã cùng đoàn Ea Súp về dự liên hoan, bên cạnh những nghệ nhân cao niên.

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai ảnh 1

Y Rô Ben (thứ 4 phải qua) cùng đoàn nghệ nhân huyện Ea Súp

Nghệ nhân Y Ghit Siu, người truyền dạy cách đánh chiêng cho thành viên CLB cho biết: “Trong 35 thành viên của CLB tham gia biểu diễn, em Y Rô Ben Ksơr là thành viên nhỏ tuổi nhất. Y Rô Ben có năng khiếu nên tiếp thu nhanh, nhớ bài tốt”.

Theo ông Y Ghi Siu, ai lần đầu làm quen với cồng chiêng đều bỡ ngỡ, mình phải trao đổi trước để các em nắm kỹ về lý thuyết. Sau đó, chỉ cho các em thực hành đánh chiêng, chỉnh nhịp, hòa âm.

“Em rất vui, vinh hạnh, mong muốn bản thân có thể được tham gia nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật lớn như thế này”, Y Rô Ben chia sẻ và nhớ lại khi còn rất nhỏ, cậu đã theo bố đến các lễ hội xem người lớn trong buôn đánh chiêng. Thanh âm của cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc cuốn hút em từ đó. Đầu năm 2022, cậu bé xin bố tham gia CLB cồng chiêng trẻ buôn Ea Súp. Tại liên hoan, Y Rô Ben cùng các nghệ nhân đã mang đến những tiết mục biểu diễn thể hiện nét văn hóa truyền thống của người Gia Rai như: phục dựng lễ cúng mừng lúa mới, đánh đàn goong, hát dân ca…

Anh Y Khăm Ta, Chủ nhiệm CLB Cồng chiêng trẻ cho biết, năm 2015, nhiều thanh thiếu niên trong buôn A1 (thị trấn Ea Súp) say mê tiếng chiêng tập hợp nhau lại, thành lập nên CLB Cồng chiêng trẻ buôn A1. Từ 10 thành viên buôn A1 đến nay đã phát triển gần 40 thành viên ở cả 5 buôn người Gia Rai, hình thành CLB Cồng chiêng trẻ buôn Ea Súp. Hiện CLB còn lưu giữ hai bộ chiêng quý của người Gia Rai.

Nghệ nhân Y Ghit Siu cho rằng, trước cuộc sống hiện đại, không gian diễn xướng cồng chiêng bị thu hẹp, cồng chiêng dần thưa vắng. Song, nhiều bạn trẻ vẫn còn mê tiếng chiêng, nên ông rất hạnh phúc khi được truyền dạy cho thế hệ trẻ, chỉ mong con cháu sẽ tiếp nối mạch nguồn văn hóa của thế hệ trước.

Anh Y Khăm Ta Niê, chủ nhiệm CLB Cồng chiêng trẻ buôn Ea Súp chia sẻ, với mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa cồng chiêng không bị mai một theo thời gian, cộng đồng người Gia Rai ở thị trấn Ea Súp đã thành lập nên CLB này. Được sự truyền dạy tận tình từ những nghệ nhân trong buôn, những năm qua, CLB được đi biểu diễn tại nhiều lễ hội, sự kiện của địa phương.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.