Cao Bằng nỗ lực thực hiện mục tiêu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cao Bằng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của từng địa phương.

Để triển khai công tác Bình đẳng giới năm 2023, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 762/KH-UBND. Mục đích của kế hoạch nhằm nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương trong việc triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh; chú trọng lồng ghép công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ với nhiệm vụ của các ngành và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và địa phương. Tạo chuyển biến mạnh mẽ nhằm thay đổi nhận thức, hành vi thực hiện bình đẳng giới; từng bước thu hẹp khoảng cách giới; tạo mọi điều kiện để nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng giới, đặc biệt là bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030.

Toàn tỉnh Cao Bằng có tỷ lệ người DTTS chiếm 95% dân số , trong đó, dân tộc Tày chiếm 40,83%, Nùng 29,81%, Mông 11,65%, Dao 10,36%, Sán Chỉ 1,49%, Lô Lô 0,54%.

Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021, thì Cao Bằng có tới 161 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó 29 xã thuộc khu vực I, 6 xã khu vực II, 126 xã khu vực III.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, trong 8 tháng đầu năm 2023, các chương trình, dự án, chính sách đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào dân tộc đã được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, có trọng tâm, không bị thất thoát....

Kế hoạch thực hiện các nội dung như triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025, Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành nhằm thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Tăng cường triển khai các hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, Cao Bằng có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, với hơn 95% là người dân tộc thiểu số. Với đặc điểm đó, Cao Bằng rất quan tâm tới công tác bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số trong 8 tháng đầu năm 2023, Ban đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của từng địa phương nhằm chuyển biến nhận thức và hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số; Tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình trong các trường học. Ước thực hiện chương trình cả năm đạt 100% kế hoạch.

Bên cạnh đó thực hiện tốt nội dung số 02, Tiểu dự án 1, Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tổ chức nhiều hoạt động. Trong đó có nhiều hoạt động tuyên truyền giảm thiểu tình trạng bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và trong xã hội.

Cao Bằng nỗ lực thực hiện mục tiêu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới ảnh 1

Trong 8 tháng đầu năm Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tổ chức 21 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ cho đại diện các hộ gia đình, Bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, Lãnh đạo các tổ chức đoàn thể thôn, bản, Người có uy tín, đại diện các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tại một số xã của các huyện (Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hoà An) với 1.700 lượt người tham dự. Xây dựng 1 banner về Chương trình mục tiêu phát triển KTXH vùng, phát hành 1 chuyên trang về công tác dân tộc; tuyên truyền 30 tin, bài, trên báo Cao Bằng; Đài Phát thanh – Truyền hình Cao Bằng: 20 chuyên mục phát thanh, 20 chuyên mục truyền hình; Báo Dân tộc và phát triển (cả báo in và báo điện tử): 35 bài, 18 tin và 72 ảnh tuyên truyền. Ước giải ngân đến 31/12/2023 đạt 100% kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về bình đẳng giới tại vùng dân tộc thiểu số, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng vẫn gặp một số khó khăn như trình độ dân trí của một số vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn còn chưa đồng đều, một số hộ dân chưa chủ động trong phát triển kinh tế gia đình, còn có tính ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.