Cận cảnh tam quan 16 cột trụ khổng lồ, đẹp nhất Hà Tĩnh
TPO - Cổng tam quan ở chùa Thanh Lương được hoàn thành vào năm 2019, với 16 cột trụ, chủ yếu bằng gỗ lim, sến, được đánh giá là cổng chùa độc đáo, đẹp nhất ở Hà Tĩnh.
Chùa Thanh Lương (thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), là ngôi cổ tự có từ thời Lý. Chùa được trùng tu vào năm 2012, thuộc quần thể khu di tích văn hóa Nguyễn Du. Riêng công trình cổng tam quan được dựng và hoàn thành vào cuối năm 2019.
Cổng được đánh giá là công trình có một không hai ở Hà Tĩnh với kích thước đồ sộ, sử dụng hơn 300 m3 gỗ lim và sến.
Cổng tam quan có chiều dài 16 m, chiều rộng 18 m. Có 16 cột trụ, cột chính nặng 18 tấn, cao 11 m, đường kính 1,3 m, cột phụ cao 6m đường kính 0,9 m , tổng cộng hơn 300 m3 gỗ lim và sến.
Cổng nằm bên trục đường quốc lộ, giao thông qua lại thuận lợi.
Tất cả 16 cột trụ đều được đặt trên bệ đá hoa sen hình vuông.
Công trình có nhiều hạng mục, chi tiết chạm trổ tinh xảo, nên các nghệ nhân phải làm hơn 1 năm mới hoàn thành.
Cổng Tam quan được làm hoàn toàn từ gỗ lim và sến - hai trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam, với nhiều họa tiết được chạm trổ tinh vi, cầu kỳ.
Tại các phần mái đều được làm hoa văn, biểu tượng rồng, cánh sen...
Bên trong cổng gỗ làm rất cầu kỳ, với nhiều chi tiết mái.
Các phần mái được các nghệ nhân điêu khắc hình rồng tinh xảo.
Cổng tam quan được thiết kế hai mái mang đậm nét kiến trúc cổ.
Nhà bên sát cổng tam quan nơi dẫn vào chùa cũng được dựng lên bằng gỗ, có nhiều hoa văn.
Hiện tại công trình vẫn đang được xây dựng, dù vậy nhưng mỗi năm đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan.
TPO - Ban ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng xây dựng, xuất bản và phát hành nhiều tài liệu, sản phẩm truyền thông; tổ chức triển lãm, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn nghệ, đối thoại chính sách, truyền thông trên mạng xã hội… để tuyên truyền về bình đẳng giới.
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.
TPO - Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.
Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.
TPO - Tới miền Tây xứ Nghệ vào khoảng thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, ôm ấp bởi những làn mây trắng tinh khôi kì ảo đẹp tựa chốn thiên đường.
TPO - Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.
TPO - Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.