Bảo tồn, phát huy nghệ thuật hát Xẩm

0:00 / 0:00
0:00
Nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu lúc sinh thời. Ảnh: Hoàng Long
Nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu lúc sinh thời. Ảnh: Hoàng Long
TP - Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo Tống Quang Thìn, kết quả của Hội thảo và kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ là cơ sở để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa nghệ thuật hát Xẩm vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hướng tới đề xuất Di sản danh hiệu mang tầm quốc tế.

Ngày 7/12, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Trung tâm Triết học - Văn hóa và Xã hội (Trường Đại học Temple Hoa Kỳ) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát xẩm trong xã hội đương đại”. Hội thảo tổ chức trực tuyến với 2 điểm cầu tại thành phố Ninh Bình và Trung tâm Triết học, Văn hóa và Xã hội, thuộc Đại học Temple (Hoa Kỳ).

Phát biểu đề dẫn, ông Tống Quang Thìn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Trưởng ban Tổ chức hội thảo cho biết: tại Ninh Bình - nơi cư trú của nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu, với tiếng hát Xẩm xuyên hai thế kỷ hiện đang lưu giữ khoảng 20 làn điệu Hát Xẩm, trong đó có 8 làn điệu chính, biểu hiện các cung bậc, cảm xúc của con người, các sắc thái, chiều cạnh vui, buồn của đời sống xã hội. Ngoài ra, nghệ thuật hát Xẩm đã có thời gian phát triển rộng ở vùng nông thôn châu thổ sông Hồng với nhiều phong cách khác nhau, mang đậm dấu ấn riêng của các vùng văn hóa như Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình...

Trên bình diện quốc tế, nghệ thuật hát xẩm đã được các nhà khoa học của Trung tâm Triết học, Văn hoá và Xã hội, Đại học Temple, Hoa Kỳ, đặc biệt là Giáo sư Ngô Thanh Nhàn nghiên cứu phổ biến trong nhiều năm qua.

Để khôi phục, bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát xẩm một cách bền vững, trở thành nét đẹp văn hoá, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng Đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm trên địa bàn tỉnh, giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022”. Đề án có lộ trình thực hiện khoa học, quy mô, bài bản, phù hợp với thực tiễn và huy động được mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương (Phó Viện trưởng phụ trách Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam), hát xẩm là một trong những di sản văn hóa phi vật thể độc đáo có bề dày lịch sử hàng trăm năm, tồn tại ban đầu ở vùng đồng bằng trung du châu thổ sông Hồng, sau đó phổ biến trên phạm vi cả nước. Ninh Bình, một trong những cái nôi của hát xẩm, là quê hương của nghệ nhân tài danh Hà Thị Cầu.

PGS.TS Lê Văn Toàn (Học viện Âm nhạc Quốc gia VN) cho hay, theo truyền thuyết và giai thoại dân gian, hát Xẩm ra đời vào thời nhà Trần, là loại hình trình diễn thơ và nhạc độc đáo, đặc sắc, có phong cách riêng. Hát Xẩm được xem là một loại hình “nghệ thuật mở” bởi trong Xẩm “hội tụ” nhiều chất liệu của Chèo, Trống quân, Ca trù, Bồng mạc… Người hát Xẩm đa tài, nhạy bén…, có khả năng ứng diễn, ứng tác một cách điệu nghệ, cuốn hút.

Ông Lê Mạnh Cường (CLB hát Xẩm dân gian Đất Việt) đã tìm hiểu, xác định nghệ thuật hát Xẩm có chặng đường phát triển gian lao, có lúc tưởng đã thất truyền nhưng vẫn tồn tại nhờ những nghệ nhân, nghệ sỹ có tâm. Để bảo tồn và phát triển hát Xẩm, trước hết cần phải có sự chung tay của các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, các cơ quan chức năng để đi đến thống nhất cách thức giữ gìn nghệ thuật hát Xẩm, tìm cách để loại hình này tiếp cận công chúng và được công chúng nuôi dưỡng.

Người hát xẩm xuyên thế kỷ

Nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu được xem là “người hát Xẩm xuyên thế kỷ”, tên thật là Hà Thị Năm, quê ở xã Yên Phú, huyện Ý Yên, Nam Định. Còn nhỏ, cô bé Năm đã được ngồi thúng bố mẹ gánh đi hát rong, lên 10 bà đã hát lấy tiền thiên hạ. Năm 11 tuổi, cụ thân sinh bà qua đời. Hai mẹ con đi hát tới Yên Mô, Ninh Bình. Năm 16 tuổi, bà lấy ông Mậu, trùm phường xẩm Yên Mô và theo chồng về đây tiếp tục sự nghiệp ca hát. Trải dài hơn 80 năm kể từ 8 tuổi cho tới lúc lìa xa cõi đời ở tuổi 93, bà đã mang tiếng đàn lời ca đi khắp nơi, từ các tỉnh lân cận như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, cả miền ngược Tuyên Quang và xuôi theo tàu hỏa vào Nghệ An, Sài Gòn… Bên cạnh đàn ca, nghệ nhân Hà Thị Cầu còn có tài sáng tác dù bà không hề biết chữ. Năm 1977, sau ngày đất nước thống nhất, nghệ nhân Hà Thị Cầu đã cảm kích sáng tác bài Theo Đảng trọn đời với những lời ca như: “Vững tâm theo Đảng nghe con/ Đạp bằng sóng gió sắt son lời thề”.

Bà đã được nhiều đơn vị vinh danh, khen thưởng và được phong tặng danh hiệu NSƯT, nghệ nhân dân gian.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.