Âm vang cồng chiêng trong lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na

TPO - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Ba Na (làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã tái hiện Lễ hội cầu an. Đây là lễ hội truyền thống của người Ba Na.

VIDEO: Độc đáo âm vang cồng chiêng trong lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na

Âm vang cồng chiêng trong lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na ảnh 1

Lễ hội cầu an là một trong những lễ hội đặc sắc của người Ba Na, liên quan đến cộng đồng làng, nhằm cầu mong cho dân làng sức khỏe, ấm no, hạnh phúc. Lễ hội cầu an thường được tổ chức vào các tháng cuối năm khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên rẫy.

Âm vang cồng chiêng trong lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na ảnh 2
Già làng đang thực hiện lễ hạ cồng chiêng trước khi tiến hành Lễ hội cầu an
Âm vang cồng chiêng trong lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na ảnh 3

Lễ hạ cồng chiêng để cúng cho những người đã khuất, mượn chiêng của chủ nhà hoặc là bộ chiêng lâu nay không đánh, xin phép lấy cồng chiêng để đánh trong buổi lễ của làng, mong những người đã mất phù hộ cho dân làng không ốm đau, đánh chiêng âm vang không bị hư.

Âm vang cồng chiêng trong lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na ảnh 4

Các chàng trai đem cồng chiêng ra chỉnh. Già làng lựa chọn những chàng trai, cô gái hiền lành để đảm trách những công việc chính khi làm lễ.

Âm vang cồng chiêng trong lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na ảnh 5
Âm vang cồng chiêng trong lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na ảnh 6

Thực hiện nghi lễ mong Yang phù hộ cho dân làng sức khỏe, ấm no, hạnh phúc. Khi vào nghi thức lễ, già làng cầu khấn: Hỡi thần nước! Thần núi! Thần sấm sét ở trên trời! Hôm nay, tất cả già, trẻ, gái, trai dân làng chúng tôi đều tập trung đông đủ giữa sân không gian nhà rông cao vút. Và chúng tôi đã chuẩn bị mọi thứ theo ý vị thần mách bảo. Tạo dựng hình nộm, vũ khí đao, kiếm, giáo mác, chiếc khiên và vật hiến sinh, giết mổ con heo đực thiến hết lớn đã nuôi mười năm tuổi và con gà lông đen chân chì để tế thần. Thường lệ như mọi năm, dân làng chúng tôi nguyện cầu các vị thần phù hộ cho buổi lễ cầu an này được hiệu nghiệm, để xua đuổi hết tà ma, mọi hoạn nạn dịch bệnh ốm đau và điều ác đang ẩn náu trong làng mau chóng đi ra khỏi làng…

Âm vang cồng chiêng trong lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na ảnh 7

Đồng bào Ba Na thực hiện nghi lễ cầu an trước không gian nhà rông.

Âm vang cồng chiêng trong lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na ảnh 8

Sau khi kết thúc lời cầu khấn thần linh, dân làng tiến hành nghi thức xua đuổi tà ma, dịch bệnh trong làng. Để thực hiện nghi thức này, già làng (chủ lễ) là người dẫn đầu. Tiếng hô vang và những bước nhún nhảy thể hiện hành động xua đuổi những điều xui xẻo, cái xấu, tà ma… Khi kết thúc tiếng hô và những bước nhảy, tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang lên và kèm theo đó là những động tác múa uyển chuyển của các thiếu nữ thể hiện sự vui mừng, niềm hân hoan vì các dịch bệnh, tà ma, xui xẻo… đã ra khỏi nơi trú ẩn và đi xa.

Âm vang cồng chiêng trong lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na ảnh 9

Khi kết thúc nghi lễ, tiếng hô của già làng cùng với những bước nhảy, tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang lên, bà con dân làng bắt đầu hòa vào không khí phần hội uống rượu mừng lễ cầu an đã xong. Những tiếng hò reo, mời mọc, chúc tụng nhau cùng với những điệu múa xoang, hòa quyện với nhịp cồng chiêng hào hùng càng tăng thêm sự nhộn nhịp, sôi động của lễ hội.


Âm vang cồng chiêng trong lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na ảnh 10
Âm vang cồng chiêng trong lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na ảnh 11

Những điệu múa xoang hòa quyện với nhịp cồng chiêng hào hùng càng tăng thêm không khí sôi động của lễ hội.

Âm vang cồng chiêng trong lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na ảnh 12

Lễ hội cầu an là dịp để đồng bào Ba Na giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình một cách nguyên sơ và chân thực. Đồng thời trong Lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, giáo dục con cháu bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Tin liên quan