Tờ mờ sáng, theo chân thầy giáo vùng sâu vận động học sinh đi học
Thầy Phạm Tuấn Tùng (SN 1987, dạy môn Toán) đến nhà em Luy (lớp 7) đã bỏ học mấy ngày nay do đau chân.
TPO - Để thuyết phục, vận động học sinh tới trường, các thầy cô trường Krong lặn lội từ tờ mờ sáng, tới các bản làng.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Krong (trường Krong) cách trung tâm thị trấn Kbang, huyện Kbang (Gia Lai) hơn 40km. Đường đến trường phải lách qua các vách núi dựng đứng, hiểm trở, thường xuyên xảy ra sạt lở khi mưa lớn. Những năm trước có cô giáo trường Krong bị ngã gãy chân. Thầy cô giáo nơi đây về nhà hoặc vào trường thường đi thành nhóm để mỗi khi đường sạt lở, cây đổ thì cùng nhau khênh xe máy qua.
322 học sinh của trường Krong sống rải rác ở 10 làng trên địa bàn xã Krong. Lúc những tiếng gà gáy đầu tiên cất lên cũng là thời điểm 3 thầy giáo trường Krong đi xe máy chừng 10km vào làng Tung Gút (xã Krong) tìm các học sinh đã không đến trường nhiều ngày.
Gia đình em Đinh Thoan (lớp 9) cuộc sống khó khăn, cha mẹ sức khoẻ yếu nên em đã bỏ học nhiều ngày nay để lên rẫy phụ giúp. Trong ảnh thầy giáo động viên em Thoan cố gắng đến trường học chữ rồi mai này có kiến thức, có việc làm, lúc đó cha mẹ mới vui.
Thầy Phạm Tuấn Tùng tìm em Kép (lớp 9, áo trắng) chở đến trường. Kép đã nghỉ học 4 ngày vì đau răng. Thầy Tùng đã hướng dẫn, động viên gia đình em cố gắng sắp xếp thời gian cuối tuần đưa em lên phố để điều trị.
7 giờ sáng lúc ánh nắng mặt trời còn chưa vượt qua được ngọn núi che làng Tung Gút cũng là lúc thầy giáo chở học sinh đến trường.
Ông Lê Thanh Hải, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kbang cho biết, toàn huyện có 7 trường phổ thông dân tộc bán trú với tổng số 1.552 học sinh. Ông nói, dù cơ sở vật chất thiếu thốn, không đáp ứng được việc dạy học online nhưng các thầy cô bằng tấm lòng đã đến từng nhà, giao bài tập, phiếu học tập cho học sinh.
“Phải nói rằng đội ngũ giáo viên ngành giáo dục huyện Kbang rất nhiệt huyết, tận tâm, tận lực với công tác xây dựng giáo dục ở địa phương. Họ đến từng bản làng, vận động và chở các em từ bản làng ra, chăm sóc cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ như những người cha, người mẹ”, ông Hải đánh giá.
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.
TPO - Ở lễ hội Gióng đền Sóc Sơn năm nay, dù ban tổ chức khẳng định thực hiện tán lộc cho du khách tại cung cấm Đền Thượng để tránh cảnh tranh cướp, người dân vẫn chen lấn kín lối đi để xin lộc hoa tre.
TPO - Ngôi nhà có kết cấu hoàn toàn bằng gỗ và có cấu trúc bên trong mô phỏng các thửa ruộng bậc thang tại địa phương. Giữa rừng tre xanh mướt, ngôi nhà nổi bật với màu vàng của gỗ linh sam.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
TPO - Chiều 23/12, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN tỉnh Tuyên Quang, tổ chức Lễ Khánh thành Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc Pà Thẻn tại xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
TPO - Chủ nhật hàng tuần, tại một buôn trên địa bàn huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, người dân lại được đắm chìm trong thanh âm nhạc cụ dân tộc. Màn biểu diễn đó được thể hiện bởi một nhóm học sinh người đồng bào dân tộc Êđê.
TPO - Sân Thái Học của Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút đông du khách đến thưởng thức âm nhạc Chăm và Ba Na. Hoạt động do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức.
TPO - Tết hoa mào gà của dân tộc Cống ở Điện Biên được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2019. Đây là lễ hội lớn trong năm của dân tộc Cống tỉnh Điện Biên nói chung và bà con người Cống xã Pa Thơm nói riêng.
TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc.
TPO - Bảo tàng trưng bày hơn 1.000 hiện vật cổ gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Thái được một cụ ông ở huyện Con Cuông (Nghệ An) sưu tầm có ý nghĩa lớn và đã thu hút sự quan tâm của mọi người.
TPO - Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I năm 2023 sẽ có sự tham gia của 14 dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Nhiều hoạt động quảng bá văn hóa dân tộc độc đáo được tổ chức trong khuôn khổ ngày hội từ 3-5/11 tại thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu).
TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.